Điều quan trọng nhất trong chế biến thức ăn là bạn cần biết các chọn thực phẩm an toàn, bảo quản tốt và chế biến khoa học.
Chúng ta nên lưu ý đảm bảo khâu chế biến thức ăn được an toàn và đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thực phẩm để các món ăn được nấu ra không những ngon mà còn bổ dưỡng, giữ lại được các dưỡng chất và an toàn đối với sức khỏe mỗi thành viên trong gia đình.
Điều quan trọng nhất là bạn cần biết các chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
Và hãy nhớ là ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
Để tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn.
Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
Ăn cà rốt nấu chín tốt hơn ăn cà rốt sống: Cà rốt khi được nấu chín có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với cà rốt sống.
Khi nấu chín, cà rốt có hơn 25% falcarinol, một hợp chất chống ung thư so với cà rốt sống.
Ngoài ra chất beta caroten (chất tiền vitamin A) có trong cà rốt chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong nó.
Nếu bạn ăn sống cà rốt thì 90% beta caroten trong cà rốt không được dạ dầy hấp thu.
Cho muối ngay khi mỡ vừa sôi: Lưu ý khi xào thức ăn, bạn hãy cho muối vào ngay lúc dầu mỡ vừa sôi, khoảng 30 giây đến 1 phút sau hãy cho thức ăn vào xào thì sẽ giúp loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Nấu rau xong không ăn ngay: Mọi người thường nghĩ rằng, rau phải ăn nguội mới ngon nhưng không biết rằng, nếu để xào, luộc rồi ăn liền chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%.
Còn nếu bạn chế biến sẵn, chờ người thân về, đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%.
Như vậy có nghĩa là nếu rau để qua đêm thì giá trị dinh dưỡng trong rau là không còn, bạn không nên tiếc của mà hãy từ bỏ nó.
Để tỏi ở ngoài 10 phút trước khi nấu: Các đặc tính chữa bệnh của tỏi chỉ có thể phát huy được tác dụng một cách tối đa bằng cách cắt, nghiền, hoặc nhấn nó và sau đó để chúng đủ 10 phút ở ngoài trước khi nấu.
Bởi khi tỏi được đập dập nó sẽ "khởi động" một phản ứng enzym giải phóng một hợp chất chứa lưu huỳnh rất có lợi cho sức khỏe.
Do vậy, nếu có thêm thời gian thì hợp chất tạo thành sẽ hoàn chỉnh hơn và do đó tác dụng của chúng lên cơ thể cũng toàn diện hơn.
Đựng thực phẩm trong túi trong suốt: Nếu bạn đang uống sữa túi hoặc đựng thực phẩm trong túi trong suốt, vậy bạn hãy chuyển sang sữa hộp và đựng thực phẩm trong hộp kín.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ghent (Bỉ) cho hay, chất riboflavin trong sữa và rau dễ bị mất đi dưới ánh sáng mặt trời.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thực phẩm Mỹ, cố gắng tránh để sữa và ngũ cốc trong túi đựng trong suốt, để có thể bảo lưu chất dinh dưỡng.
Tóm lại, bạn cần trang bị kiến thức về dinh dưỡng, cách chế biến để giữ gìn những dưỡng chất của thực phẩm sau khi đã chế biến.
Thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Cách chế biến, nấu chín, thậm chí đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà bạn hấp thu được từ thực phẩm.
Tránh gây ra những sai lầm trên và đừng chủ quan bởi đó là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi nấu ăn đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.