Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, các bệnh theo mùa cũng phát triển mạnh. Từ tắc tuyến mồ hôi, bệnh Lyme đến sốt nhiệt... Do đó, bạn cần chú ý đến rất nhiều vấn đề sức khỏe trong mùa hè.
1. Bệnh về mắt
Dù thường xuyên bảo vệ cơ thể bằng kem chống nắng, nhiều người lại quên bảo vệ cho đôi mắt. Ánh nắng có thể gây hại cho mắt từ những vấn đề có thể chữa trị như viêm giác mạc hoặc kết mạc phát triển quá mức tới những tổn hại lâu dài như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng...
Để phòng chống những tác hại này, bạn cần dùng kính mát có khả năng lọc tia UV, ngay cả trong những ngày trời râm. Ánh sáng được tính bằng nanometere, và tia UV khoảng 320-390 nanometere. Nếu kính râm có dấu CE (tiêu chuẩn chống tia UV của châu Âu), chúng có thể lọc khoảng 95% tia UV dưới 380 nanometere. Hoặc bạn có thể nhìn trên kính có dấu UV 400, có khả năng lọc tia UV dưới 400 nanometere.
Đội mũ rộng vành cũng có tác dụng che chắn cho mắt.
2. Ngộ độc thực phẩm
Vào mùa hè, nhu cầu ăn rau quả nhiều hơn vì thời tiết nắng nóng. Dù chúng rất tốt cho sức khỏe, chúng cũng gây nguy hiểm nếu không tuân theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm có triệu chứng từ 1-3 ngày sau khi ăn, từ tiêu chảy, ói mửa nhẹ đến nặng hơn là phát sốt, choáng ngất, giảm đi tiểu, mất nước, đau bụng lâu, đi tiêu ra máu…
Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể tự khỏi khi uống nhiều nước. Nhưng nếu có triệu chứng nặng hơn, bạn nên đi ngay đến bệnh viện.
Trong mùa hè, bạn cần nhớ 4 quy tắc về thực phẩm an toàn: Rửa sạch, nấu chín, lưu trữ thích hợp, tránh nhiễm chéo.
3. Vấn đề tai khi đi bơi
Bơi lội là môn thể thao, thư giãn của mùa hè. Nhưng nước cũng có thể gây kích ứng, sưng viêm da lỗ tai. Nó tạo môi trường cho vi sinh khuẩn phát triển, gây bệnh. Tai có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, khó nghe rõ.
Thuốc nhỏ tai có thể giúp bạn phòng chống nhanh vấn đề này. Và cách tốt nhất là bạn nên giữ tai luôn khô ráo bằng cách dùng mũ bơi vừa vặn hoặc miếng bịt tai silicone. Khi bị dị ứng, tránh kích thích tai thêm bằng tăm bông, ngón tay hoặc khăn.
4. Dị ứng cỏ khô
Mùa hè đi cùng với những chuyến du lịch về thôn quê, thiên nhiên. Và với nhiều người vốn đã có chứng dị ứng như hen suyễn hoặc eczema, họ cần cẩn thận với dị ứng cỏ khô. Đây là chứng dị ứng với phấn của cây cỏ gây sưng viêm và các triệu chứng như ngứa ngáy, khô cổ, mũi và mắt, hắt hơi, ho, đau đầu, mệt mỏi.
Tránh tiếp xúc với những tác nhân dị ứng có thể giúp tránh bệnh. Bạn nên đeo kính khi ra ngoài, dùng kem mỡ bảo vệ mũi, tắm khi về nhà.
Biện pháp chữa trị bao gồm thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi. Nếu triệu chứng quá nặng, bạn nên đi khám bác sĩ.
5. Cháy nắng
Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ liền phơi nắng. Làn da sẽ đau nhức khi chạm vào, có thể bị mụn nước, và vài ngày sau da sẽ tự lột. Nếu nặng hơn, bạn có thể phát sốt, lạnh người, đau đầu, choáng ngất, nôn mửa hoặc phát ban. Về lâu dài, cháy nắng khiến da bị tổn hại mãn tính, gây ra nếp nhăn, nám, ung thư da.
Ánh nắng là nguồn tạo vitamin D cần thiết, nhưng cũng nên có mức độ hạn chế. Nếu bị cháy nắng, bạn nên uống nhiều nước, làm ẩm da và giữ da mát bằng cách tắm, chườm lạnh, bôi kem mát da như lô hội, kem dưỡng ẩm… Các loại thuốc chống sưng viêm cũng có tác dụng giảm đau. Nên đi khám bác sĩ nếu tình hình không cải thiện sau vài ngày và các triệu chứng quá nặng.
6. Bệnh Lyme do côn trùng cắn
Ở nông thôn, nơi hoang dã có vô số loại côn trùng. Và vết côn trùng cắn có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng thực sự.
Bệnh Lyme gây ra bởi côn trùng cắn đốt có thể tạo ra các ảnh hưởng ngắn hạn hay lâu dài. Vết cắn này có vành đỏ đặc biệt xung quanh. Triệu chứng có thể xảy ra sau 3 ngày đến 1 tháng, giống như triệu chứng cảm cúm.
Vài người có thể tự khỏi mà không cần chửa trị, nhưng cũng có người bị đau khớp, suy nhược, mệt mỏi, có vấn đề về tim, thần kinh nếu không được chữa trị bằng kháng sinh.
Bạn nên phòng ngừa bằng cách mặc quần áo dài tay khi đi vào nơi hoang vu, dùng thuốc xịt côn trùng, bỏ quần vào trong vớ và mang giày kín. Nếu phát hiện có côn trùng trên da, nên dùng nhíp, kẹp hoặc một loại công cụ nào đó để kéo chúng ra.
7. Kiệt sức vì nóng
Khi đổ mồ hôi quá nhiều, chúng ta bị mất nước. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên, có thể gây kiệt sức vì nóng, đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, choáng ngất…
Lúc này cần di chuyển người bệnh đến nơi mát mẻ, cho uống thật nhiều nước. Nếu không được chữa trị, người bệnh có thể bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng lên hơn 40 độ, cần cấp cứu.
8. Phát ban trên da
Da bị sưng đỏ, phát ban, ngứa ngáy vì tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn là một triệu chứng thường thấy trong mùa hè. Bạn cần giữ da mát, tẩy da chết thường xuyên. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamine và kem bôi giúp giảm ngứa, viêm.
Phát ban có thể dẫn tới đau cổ hông, khó thở - tình trạng này gọi là lepidopterism.Lúc này, bạn cần khám bác sĩ.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.