Theo ước tính của Tổ chức sức khỏe thế giới, có khoảng 90% số trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Ở Việt Nam, qua kết quả điều tra tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em đưới 2 tuổi là 60% (năm 1995) và 51,2% (năm 2000).
Vì sao trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt?
- Do dinh dưỡng không đúng cách, trẻ không bú sữa mẹ, mẹ ăn kiêng khi đang cho con bú, cho trẻ ăn dặm quá trễ hoặc cho trẻ ăn không đủ chất, cho trẻ ăn kiêng khi bị bệnh kéo dài.
- Do trẻ mắc các bệnh như: suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài (làm ruột không hấp thu được thức ăn), nhiễm giun sán (lãi).
- Đối với trẻ vị thành niên, đặc biệt là vào giai đoạn dậy thì, cơ thể các em đang phát triển rất nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là chất sắt để tạo máu. Các em gái tuổi dậy thì dễ bị thiếu máu thiếu sắt nếu sợ mập và ăn kiêng hoặc bị mất máu qua kinh nguyệt.
Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu sẽ gây tác hại gì cho sức khỏe?
Thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, chậm lớn, bị suy dinh dưỡng, kém thông minh, chậm biết bò, ngồi, đứng, đi và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…
Đối với trẻ đang đi học, thiếu máu làm giảm khả năng học tập, hạn chế thành tích học tập và thể dục thể thao, giảm sự tập trung chú ý, hay buồn ngủ.
Ảnh hưởng lên sự phát triển của cơ thể: làm chậm hoặc ngưng phát triển về chiều cao và cân nặng, da xanh và khô, rụng tóc, móng tay, móng chân sần, mắt bỏng…
Làm sao biết trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt?
Trẻ em khi bị thiếu máu thiếu sắt thường có các dấu hiệu da xanh xao, môi nhợt, lòng bàn tay trắng hoặc hồng nhợt, cơ nhão, bụng ỏng (to), chậm biết bò, ngồi, đứng, đi. Trẻ thường kém hoạt bát, chơi mau mệt. Đối với trẻ đang đi học, thường học kém và hay buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt.
Làm gì để phòng ngừa thiếu máu?
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu chất sắt như: huyết, gan, trứng, thịt, cá, sữa, các loại rau củ, các loại trái cây, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quít, bưởi… để tăng hấp thu chất sắt. Đối với trẻ em nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu và cho bú kéo dài từ 18 - 24 tháng. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi, cho ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, đường, chất đạm, chất béo, rau củ).
Giữ vệ sinh cá nhân: sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt. Giữ vệ sinh trong ăn uống như thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa rau kỹ, đậy kín thức ăn, sau khi nấu chín. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi tiêu, không đi chân đất… để phòng chống nhiễm giun sán. Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.
Điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ như suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai… Uống bổ sung viên sắt: đối với trẻ gái từ 15 tuổi trở lên có thể uống viên sắt (có chứa 60mg sắt nguyên tố) để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, mỗi tuần uống 1 viên, uống liên tục 16 tuần, tức 16 viên mỗi năm.
Khi uống viên sắt cần lưu ý điều gì?
Có thể gặp một số triệu chứng sau: Đi cầu phân đen: do chất sắt trong đường ruột làm phân có màu đen. Không cần phải lo ngại vì phân sẽ trở lại bình thường sau khi hết viên thuốc sắt.
Xót ruột, buồn nôn hoặc nôn hãy uống thuốc ngay trước bữa ăn, triệu chứng này thường hết sau vài lần uống thuốc.
Bị táo bón: cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đủ 1 - 1,5 lít nước mỗi ngày và nên vận động cơ thể nhiều hơn. Lưu ý: không uống viên sắt với nước trà (chè xanh) hoặc sữa sẽ làm khó hấp thu chất sắt.
( theo suckhoedoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.