Dung dịch oresol đã cứu hàng triệu trẻ em bị tiêu chảy cấp khỏi tử vong. Thế nhưng nếu pha oresol không đúng cách, bé cũng có thể bị tử vong vì ngộ độc oresol mà nhiều mẹ chưa biết đến.
Sáng tạo nguy hiểm
Trường hợp bệnh nhi Xuân Hà, 9 tháng tuổi (Văn Điển – Thanh Trì) được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo mẹ bé Hà thì bé bị tiêu chảy trên 20 lần, nôn 4-5 lần và sốt cao từ hôm trước. Sốt ruột gia đình cho bé nhập viện. Sau khi được đưa vào viện các bác sĩ chẩn đoán cháu bị tiêu chảy cấp mất nước độ C. Hỏi kỹ bà mẹ sau khi có kết quả điện giải đồ và được biết là mẹ đã cho trẻ uống hết hơn 3 gói oresol, bằng cách pha từng ít một ra chén và cho trẻ uống liên tục vì thấy trẻ vẫn còn rất khát, cứ hễ khát là mẹ bé lại cho bé uống oresol và cho thêm chút đường để cháu dễ uống.
Cũng giống như trường hợp bé Hà, bé Mai con anh chị Vân Anh (Đan Phượng – Hà Nội) cũng có triệu chứng sốt cao, li bì, đi ngoài liên tục... được gia đình cho uống nước oresol nhưng tình trạng của bé không cải thiện và càng trở nên trầm trọng. Bé không tỉnh táo, khát nước dữ dội, đòi uống liên tục, vật vã. Thấy bé đòi uống nước mẹ tiếp tục cho uống dung dịch oresol gia đình pha sẵn mang theo. Cho đến khi hết oresol pha sẵn, mẹ bé pha tiếp gói khác thì bác sỹ trực phát hiện mẹ pha sai, mẹ đổ khoảng nửa gói oresol để pha với 1 lít nước, lắc kỹ và tiếp tục cho trẻ uống. Bác sĩ hỏi lại cách pha oresol ở nhà, bà mẹ trẻ khẳng định là đã pha tương tự.
Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Vũ Vân Anh (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, trẻ tiêu chảy cấp chủ yếu do mất nước và muối, đường... Oresol pha vào nước theo đúng quy định khi cho trẻ uống sẽ có tác dụng bù lượng nước, muối, đường đã mất. Nhưng nếu pha không đúng quy định sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, thậm chí trẻ có thể tử vong.
Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh không biết cách pha cũng như cho trẻ uống oresol đúng cách đã khiến trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều mẹ có cách pha Oresol rất khác người như tự ý chia nhỏ lượng thuốc, mỗi lần cho vào một cái chén con cho bé uống khiến tỷ lệ pha là rất đặc. Nếu uống Oresol với nồng độ quá đặc sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương, tạo nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng teo não, nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ tử vong. Ngoài ra, nước uống Oresol này có vị rất khó uống nên có rất nhiều trẻ không uống được, để tìm mọi cách cho con uống nhiều mẹ còn cho thêm đường, hay mật ong tạo độ ngọt cho bé dễ uống, không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của thuốc nên không lường hết những hiểm họa có thể xảy đến với trẻ.
Để hiểu đúng, hiểu đủ khi pha dung dịch nước uống Oresol cho trẻ
Theo bác sĩ Vân Anh mỗi gói Oresol được định liều để pha với đúng 1 lít nước. Vì thế, bạn nên sử dụng các bình có chia vạch để xác định chính xác lượng nước cần để pha chứ không nên áng chừng.
Mỗi lần, bạn cần pha nguyên một gói cho dù có thể không dùng hết. Nếu chia nhỏ gói thuốc để pha từng ít một, không bảo đảm là lượng nước cần thiết là đủ để sử dụng.
Mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội (không dùng nước ấm hay nước lạnh) để pha dung dịch Oresol, tránh dùng nước khoáng hoặc các loại nước khác vì trong các dung dịch này đã có các ion kim loại, sẽ làm công thức điện giải trong nước Oresol bị mất cân bằng.
Trước khi cho trẻ uống, mẹ phải khuấy cho bột thuốc tan hẳn. Dung dịch đã pha nếu không dùng hết trong 24 giờ thì bỏ đi, thay gói mới, tuyệt đối không sử dụng lại.
Cha mẹ nên cho bé uống từ từ từng ít một, liều lượng do bác sĩ quy định theo lứa tuổi và tình trạng bệnh. Không nên ép uống nhiều một lúc vì bé sẽ dễ bị nôn.
Bản thân dung dịch Oresol đã có muối, đường nên các mẹ không nên cho thêm bất cứ thành phần đường hay các vị khác tạo mùi khác.
Điều quan trọng nhất đó là phát hiện những dấu hiệu bất thường của bé, đưa bé đi khám, tư vấn kịp thời với bác sỹ và đặc biệt hơn đó là phải biết cách theo dõi, xử lý, chăm sóc ban đầu cho bé. Khi có dấu hiệu ngộ độc Oresol cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để bác sĩ điều trị, tránh nguy hiểm cho bé.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.