Nuôi dưỡng con khỏe mạnh là mong ước cao nhất của mỗi bậc cha mẹ và gia đình. Những câu hỏi mà các bà mẹ và gia đình thường đặt ra là “trẻ có đang ở tình trạng dinh dưỡng tốt hay không?” và “cho trẻ ăn như thế nào là hợp lý?”
Tình trạng dinh dưỡng tốt có thể hiểu một cách đơn giản là trẻ đang phát triển tốt về cân nặng và chiều cao. Trên thực tế các bà mẹ biết cân nặng và chiều cao hiện tại của trẻ nhưng thật khó để nhớ chính xác ở tháng tuổi này mức cân nặng và chiều cao nên có của trẻ là bao nhiêu. Và điều này dẫn đến một thực tế là sự “thiếu cảnh giác” của bà mẹ về cân nặng của con, thể hiện ở việc các bà mẹ yên tâm con của mình bình thường (trong khi trẻ đã suy dinh dưỡng) hoặc ngược lại bà mẹ hết sức “vỗ béo” cho con trong khi trẻ đã thừa cân béo phì.
Xin giới thiệu một số thời điểm chính để theo dõi tăng trưởng của trẻ:
Về cân nặng: Trẻ trai sinh ra có cân nặng trung bình khoảng 3,3kg, trong giới hạn 2,9-3,9kg được coi là bình thường về cân nặng, trẻ có cân nặng dưới 2,5kg là có cân nặng sơ sinh thấp, cần có những chăm sóc và tư vấn của bác sỹ để trẻ có thể kịp thời đuổi kịp các trẻ có cân nặng bình thường. Đối với trẻ gái, cân nặng sơ sinh thường thấp hơn trẻ trai khoảng 0,1 kg và các mức khác cũng thấp hơn tương tự (0,1kg). Trong 3 tháng đầu đời, trẻ trai sẽ tăng trung bình khoảng 1kg/tháng và trẻ gái sẽ tăng khoảng 0,9kg/ tháng. Ở thời điểm tháng thứ 3 nếu trẻ trai nặng dưới 5kg và bé gái dưới 4,5kg sẽ bị coi là suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân. Trong 3 tháng tiếp theo (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) các bé trai và bé gái đều sẽ tăng khoảng 0,45kg/ tháng. Ở tháng tuổi thứ 6, cân nặng trung bình trẻ trai sẽ đạt mức 7,9kg và 7,3kg ở trẻ gái. Ở tháng tuổi này nếu trẻ trai nặng dưới 6,4kg và trẻ gái nặng dưới 5,7kg cũng sẽ bị coi là SDD nhẹ cân. Trong 6 tháng tiếp theo (từ tháng thứ 6 đến tròn 1 tuổi) trẻ trai và gái sẽ tăng trung bình 0,3kg/ tháng và trong năm tuổi thứ 2 trẻ sẽ tăng trung bình 0,2kg/ tháng. Từ 2 đến 5 tuổi trẻ sẽ tiếp tục tăng trung bình 0,15kg/ tháng. Như vậy cân nặng trung bình của trẻ trai sẽ đạt mức khoảng 9,5kg ở 1 tuổi, khoảng 12kg ở 2 tuổi và 18,3kg ở 5 tuổi, trẻ gái sẽ đạt khoảng 9kg ở 1 tuổi, 11,5kg ở 2 tuổi và 18,2kg vào thời điểm 5 tuổi. Ở các thời điểm 1 tuổi nếu cân nặng thực tế của trẻ thấp hơn chuẩn 1,5kg và ở thời điểm 2 tuổi nếu cân nặng thực tế của trẻ thấp hơn 2 kg so với chuẩn thì trẻ đã bị SDD.
Về chiều dài/chiều cao: Trẻ trai sinh ra có chiều dài khoảng 50cm, trẻ gái khoảng 49cm, trong 6 tháng chiều dài trẻ trai sẽ tăng thêm trung bình 17,7cm, trẻ gái tăng trung bình 16,6cm. Đến 1 tuổi chiều dài của trẻ trai so với khi sinh sẽ tăng khoảng 26cm và bé gái sẽ tăng 25cm so với chiều dài khi sinh. Chiều dài của trẻ trai theo chuẩn tăng trưởng là khoảng 76cm ở thời điểm tròn 1 tuổi và 88cm ở tròn 2 tuổi và chiều cao ở 5 tuổi là 110cm. Chiều dài trẻ gái ở 1 tuổi và 2 tuổi thấp hơn trẻ trai khoảng 2cm và ở 5 tuổi thấp hơn bé trai khoảng 1cm. Khi chiều cao của trẻ thấp hơn chuẩn 4cm ở năm đầu tiên, 5cm ở năm thứ 2 và 6cm ở năm thứ 3 thì có thể trẻ đã bị SDD thấp còi, mẹ và gia đình hãy đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn và phục hồi càng sớm càng tốt. Muốn phát triển chiều cao cho trẻ, chúng ta cần biết rõ thời gian tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý. Có 3 giai đoạn quyết định:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để trẻ sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời (khoảng 3kg).
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm đầu tăng 25cm, 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.
- Giai đoạn dây thì: Ở trẻ gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12-18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt. Đến 15, 16, 17 tuổi thì chiều cao trẻ gái sẽ phát triển không đáng kể và chiều cao trẻ trai phát triển chậm hơn.
Kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ để biết con mình có bị thừa cân-béo phì (TC-BP) hay không cũng quan trọng không thua kém việc xem con mình có bị SDD hay không. Ở thời điểm bé trai có chiều dài 75cm nếu có cân nặng 11,3kg là thừa cân và trên 12,3kg là béo phì (ở trẻ gái tương ứng là 11kg và 12,2kg). Với chiều dài 90cm, nếu con (cả trai và gái) có cân nặng lớn hơn 15kg là TC và nếu trên 16,4kg là BP. Và với chiều dài 100cm, nếu cân nặng trên 18kg là TC và trên 19,6kg là BP.
Để đánh giá xem với cân nặng và chiều cao hiện tại trẻ có bị SDD hoặc TCBP hay không, có thể đối chiếu với các bảng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2007):
1.Bảng chuẩn cân nặng và chiều cao Trẻ Gái
2. Bảng chuẩn cân nặng và chiều cao Trẻ Trai
Đặc biệt là, để vừa biết rõ tình trạng dinh dưỡng của trẻ vừa nhận được các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
Theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con thường xuyên là rất quan trọng. Mong rằng việc theo dõi định kỳ, thường xuyên và liên tục sẽ giúp các bậc cha mẹ trong việc chủ động phục hồi và điều chỉnh cân nặng của con, nâng cao được chất lượng chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe, đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.