Vitamin C tan trong nước, bị đào thải qua nước tiểu, nên cơ thể cần bổ sung liên tục.
Vitamin C rất quan trọng cho sự phát triển của bé, giúp tái tạo các tế bào trên khắp cơ thể. Vitamin C còn giúp xương và các mô tế bào nhanh hồi phục khỏi vết thương, chẳng hạn sau một vết đứt hoặc vết trầy. Nó cũng quan trọng để giúp cơ thể phòng tránh nhiễm trùng.
Tuy nhiên, vitamin C tan trong nước, bị đào thải qua nước tiểu, nên cơ thể không tự tích trữ được vitamin C. Do đó, cơ thể bé cần được bổ sung vitamin C thường xuyên qua ăn uống.
1. Làm sao để bé đủ lượng vitamin C?
Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại hoa quả và rau xanh. Cam là loại quả chứa hàm lượng cao vitamin C, tương tự dâu tây. Các nguồn dồi dào vitamin C khác gồm súp lơ xanh, ớt chuông, cải bắp, khoai lang, đào, quả kiwi…
Khi bé bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên chọn rau quả nhiều vitamin C để tăng cường sức khỏe cho con. Thử nghiền nhuyễn một số loài rau củ như khoai lang, bí ngô, lê, táo. Để tránh mất chất dinh dưỡng, nên cắt và hấp chín rau củ trước khi nghiền nhuyễn (vì vitamin C tan trong nước nên hấp thì tốt hơn luộc).
Hoa quả họ cam quýt rất giàu vitamin C nhưng một số bé bị dị ứng với axit có trong những loại quả này; vì thế, bạn có thể chọn những loại quả thân thiện hơn như lê hay táo. Nhưng nếu ăn quá nhiều củ quả, bé sẽ không muốn ăn rau. Do đó, bạn nên hài hòa và cân bằng các loại rau củ quả cho con.
Khoai tây cũng giàu vitamin C. Bạn có thể nghiền nhừ khoai tây, ăn cùng mỳ ống khi bé đến tuổi nhai.
2. Tôi nghe nói, vitamin C giúp hấp thu sắt, có đúng không?
Đúng, vitamin C giúp quá trình hấp thu sắt hiệu quả. Nên cho bé ăn đồ ăn giàu sắt và vitamin C (như súp lơ) và cho bé ăn hoa quả sau một bữa ăn nhiều thịt (giàu sắt).
3. Vitamin C có thể bảo vệ bé khỏi cảm?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa vitamin C và thời gian giảm triệu chứng cảm. Nhờ thế nên cho bé nhà bạn ăn đủ vitamin C mỗi ngày để hạn chế ho và sổ mũi.
4. Bé có thể nhận đủ vitamin C từ hoa quả?
Rất nhiều loại quả là nguồn giàu có vitamin C. Tuy nhiên với những bé còn nhỏ, lượng đường tự nhiên có trong một số loại quả có thể khiến bé dị ứng trong năm đầu đời. Nếu bạn cho bé uống nước quả, bạn cần bảo vệ răng cho con bằng cách pha loãng nước quả (1 phần nước quả, 3-10 phần nước lọc). Với nước quả đóng hộp, bạn nên kiểm tra lượng đường và vitamin C trên nhãn trước khi cho bé uống.
5. Lượng vitamin C khuyến cáo dành cho bé là bao nhiêu mỗi ngày?
Với bé dưới 1 tuổi, 25mg Vitamin C mỗi ngày là đủ; bé trên 1 tuổi là 30mg hoặc cao hơn (tương đương với người lớn là 40mg).
6. Điều gì xảy ra nếu bé không đủ vitamin C?
Thiếu vitamin C có thể khiến bé chậm vận động, đau và chảy máu lợi, dễ bị ốm, bị bệnh. Chứng còi ở bé cũng có thể do không đủ vitamin C.
7. Điều gì xảy ra nếu bé thừa vitamin C?
Thừa vitamin C ở bé khá hiếm nhưng vẫn có thể. Dấu hiệu gồm tiêu chảy, nôn, đau bụng; vì thế, cần tránh cho bé ăn uống quá nhiều vitamin C.
8. Có nên cho bé uống bổ sung vitamin?
Vitamin có trong sữa bột có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày ở bé nhưng với bé bú mẹ hoặc bú ít sữa bình thì bạn có thể hỏi bác sĩ để bổ sung vitamin C cho con, bên cạnh vitamin A và D (dưới dạng giọt), với bé từ 6 tới 24 tháng tuổi.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.