Tiêm ngừa là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ, đặc biệt là những mũi tiêm nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
->> Chuyên đề quan tâm: Lịch tiêm chủng cho trẻ
Thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, khoa Khám bệnh, Viện Pasteur TP.HCM cung cấp cho bạn đọc PNO những thông tin cần thiết về chương trình tiêm chủng dành riêng cho trẻ.
Chuẩn bị trước tiêm ngừa
Khi tiêm ngừa, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt (dễ ọc), ủ ấm quá nhiều (gây tăng thân nhiệt trẻ).
Không cho bé ăn, bú quá no trước khi tiêm ngừa (dễ ọc). Tuy nhiên, cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.
Chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm ngừa trước đó.
Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé, nếu có.
Trường hợp hoãn tiêm
Đến thời điểm cần tiêm ngừa, nếu bé đang bệnh, đặc biệt là đang sốt thì hoãn tiêm.
Trẻ đang có tình trạng dị ứng.
Bé có phản ứng ở lần tiêm ngừa trước.
Trẻ có kích động, có vấn đề về não, thần kinh.
Những trẻ đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid... trong vòng 3 tháng).
Trẻ có truyền máu trong vòng một năm.
Trẻ đã tiêm vaccin trong vòng 4 tuần.
Để xác định rõ những trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám trước khi tiêm.
Những vaccine tiêm cho trẻ
Dưới đây là lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia, khuyến cáo phụ huynh nên tuân thủ và đưa trẻ đi tiêm đầy đủ:
BCG (lao): ngay sau khi sinh
Viêm gan siêu vi B: ngay sau khi sinh - 2 tháng - 4 tháng
DTC - sabin (bạch hầu-uốn ván-ho gà-bại liệt): 2 tháng-3 tháng-4 tháng
Sởi: 9 tháng
Sắp đến, có thêm vaccine đối với hemophilus influenza type b (thường gây viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa...) lúc 2 - 3 - 4 tháng.
Những vaccine khuyên nên sử dụng thêm (không bắt buộc):
Sởi-quai bị-rubella: tiêm lúc trẻ được 12-15 tháng. Nên tiêm nhắc lại sau 3 năm (2 mũi).
Viêm não Nhật Bản B: tiêm lúc 12 tháng (3 mũi)
Thủy đậu: tiêm lúc 12 tháng (có thể cần tiêm nhắc)
Cúm mùa (không phải cúm đại dịch H1N1): nên tiêm lúc 6 tháng (tiêm nhắc mỗi năm)
Bạch hầu-uốn ván-ho gà-bại liệt-viêm gan B nhắc lại lúc 16-18 tháng
Viêm gan siêu vi A: tiêm lúc 12 tháng; nhắc lại sau 6 tháng (2 mũi)
Phế cầu: thường tiêm cho những trẻ có nguy cơ cao: suyễn, cắt lách, chuẩn bị ghép tạng
Thương hàn: nên tiêm lúc trẻ 5 tuổi (lặp lại mỗi 3 năm)
Não mô cầu A+C: tiêm lúc 2 tuổi (lặp lại mỗi 3 năm)
Dại: nên tiêm ngừa khi bị chó cắn, mèo, côn trùng cắn
Vaccine dạng uống: rota virus thường gây bệnh tiêu chảy cấp nặng: lúc 2 tháng (lặp lại sau 1 tháng, thêm 1 liều)
Số lượng mũi tiêm trong 1 lần và phản ứng sau tiêm
Trong tiêm ngừa vaccine, 2 vaccine sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu...). Ngoài ra, không chống chỉ định tiêm các loại vaccine chung với nhau. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều hơn 1 mũi vaccine ngoài việc tăng đau đớn cho trẻ, khi có tình trạng phản ứng xảy ra, rất khó theo dõi dị ứng là do vaccine nào. Vì vậy, tốt nhất nên tiêm 1 vaccine/ mỗi lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt: nhà xa, ghép tạng... sẽ có thể chỉ định dùng từ 2 vaccine phù hợp trở lên.
Phản ứng sau tiêm thường gặp: phản ứng toàn thân: sốt (thường trong 2 ngày), trẻ hơi quấy, biếng ăn tạm thời; phản ứng tại chỗ (đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm).
Phản ứng đặc hiệu riêng từng loại vaccine: BCG (vết loét tại chỗ tiêm sau 6-8 tuần, nổi hạch nách cùng bên tiêm), sởi (nổi vài dát hồng ban rải rác 1-3 ngày sau)...
Tất cả vaccine đều phải tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.
Những điều cần biết sau khi tiêm
Ngay sau tiêm: Nên ở lại và theo dõi tại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút, theo dõi và báo cho nhân viên y tế ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường.
Săn sóc tại nhà sau tiêm: chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn; mặc đồ thoáng, uống hạ sốt khi cần; quay lại cơ sở y tế ngay khi trẻ có phản ứng bất thường.
Không cần kiêng cữ ăn uống sau tiêm ngừa.
(Theo Nguyên Hạnh/PNO)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.