Uống sữa đậu nành cùng với thuốc hoặc cho thêm đường đỏ vào sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Sữa đậu nành có chứa rất nhiều sắt, protein, axit béo không bão hòa cũng nhiều loại chất dinh dưỡng khác. Đối với trẻ em, giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn não phát triển rất nhanh, cần phải chú ý bổ sung đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ.
4 tác dụng của sữa đậu nành
Không để cho bé uống sữa đậu nành khi đói |
- Trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe của trẻ. Nếu như trong đậu tương tươi có chứa 15% thành phần tạo huyết tương thì trong sữa đậu nành có tới 30%. Bởi vậy, cho bé uống sữa đậu nành hàng ngày có thể giúp hỗ trợ cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ.
- Đậu nành và sữa đậu nành thích hợp cho những trẻ em mẫn cảm với đồ ăn ngọt.
- Đậu nành có thể nâng cao sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn chứa rất nhiều chất có lợi và 5 loại chất chống ung thu.
- Dù sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên không thể dùng sữa đậu nành thay cho sữa tươi được. Bên cạnh việc cho bé uống sữa đậu nành, người lớn vẫn nên cho bé uống thêm sữa tươi.
7 điều cấm kỵ khi cho bé uống sữa đậu nành
1. Không đun sữa trước khi uống
Đun sôi sữa đậu nành sẽ giúp sản sinh chất saponin, đây là chất giúp ức chế trypsin và các chất có hại khác. Nếu cho trẻ uống sữa đậu nành không đun sôi sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy và xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc.
Hiện nay, trên thị trường có xuất hiện nhiều công cụ giúp chế biến sữa đậu nành và có kèm theo lời giới thiệu là có thể uống mà không cần đun sôi. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhất định phải đun sôi sữa rồi để nguội và mới cho trẻ uống. Khi đun sữa nên để sôi một lúc chứ không nên thấy sữa vừa sôi thì lập tức tắt bếp đi. Khi sữa sôi thì nhiệt độ chỉ khoảng 80 – 90 độ C mà thôi và nhiệt độ này chưa đủ để phá hủy hoàn toàn các độc tố. Vì vậy, cách tốt nhất là nên giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi sữa khoảng từ 5 – 10 phút sau đó rồi mới tắt bếp.
2. Không để cho bé uống sữa đậu nành khi đói
Cho bé uống sữa đậu nành khi đói sẽ khiến lượng protein trong sữa không được tiêu hóa hết, cơ thể bé cũng sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Tốt nhất, người lớn hãy cho bé uống sữa cùng với bánh mỳ hoặc các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
3. Cho thêm đường đỏ
Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic và nhiều loại axit khác. Những loại axit này có thể kết hợp với protein và canxi trong sữa dẫn đến việc làm mất đi chất dinh dưỡng.
4. Đánh trứng gà với sữa đậu nành
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng việc đánh bông trứng gà cùng với sữa đậu nành và cho bé ăn là tốt. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại bởi vì khi protein có dính trứng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ dẫn đến bé bị đầy bụng, ăn khó tiêu.
5. Dùng bình giữ nhiệt để chứa sữa
Dùng bình giữ nhiệt để chứa sữa sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện để phát triển và làm hỏng sữa.
6. Cho bé uống quá nhiều sữa đậu nành
Cho bé uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng và không chịu ăn.
7. Uống sữa đậu nành cùng với thuốc
Uống sữa đậu nành cùng với thuốc sẽ khiến phá hủy chất dinh dưỡng có trong sữa và gây ra tác dụng phụ.
( theo dinhduong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.