Chân của bé tiếp tục phát triển cho đến khi trưởng thành. Cho nên, bạn cần đảm bảo chọn giày, dép phù hợp để bảo vệ đôi chân cho con trong suốt thời thơ ấu.
Bé sơ sinh: Cho đến khi bé biết bò và di chuyển xung quanh, các chuyên gia khuyên bạn nên để chân trần cho con, để đảm bảo chân phát triển khỏe mạnh. Tất ngắn và giày vải cho bé sơ sinh (bao chân) giúp bảo vệ khi bé đang ở bên ngoài nhưng cần chắc chắn rằng, chúng không làm gò bó chân của bé.
Một bộ quần áo liền thân (dành cho bé sơ sinh, đính kèm tất chân) quá ngắn khiến móng chân bị rút lại và gây hại cho ngón chân. Vì thế, có thể chọn trang phục không kèm bao chân cho con.
Bé biết bò: Có thể chọn sandal mềm, nhẹ giúp bảo vệ chân cho bé biết bò của bạn. Khi bé học đi, những đôi sandal mềm, nhẹ, giá thành phải chăng thực sự là lựa chọn tốt cho bé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho con nhiều cơ hội để bé đứng trên đôi chân trần của mình.
Bé lớn hơn: Các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé đi bộ quanh nhà không có giày càng nhiều càng tốt. Điều này thúc đẩy chân phát triển khỏe mạnh.
Giày, dép cho bé đi chơi ngoài trời cần chắc chắn, tốt nhất là làm từ da (giả da), mềm dẻo lại không trơn trượt. Mũi giày (dép) cần rộng và thoáng, cho phép các ngón chân của bé thò thoải mái ra ngoài (với dép), không bị kích (với giày).
Bé thường phải được kiểm tra giày, dép mỗi 6-8 tuần một lần, những bé lớn hơn thì là 3-4 tháng.
Cần giữ chân con luôn sạch sẽ, các móng được cắt ngắn. Bàn chân ở bé có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn và móng chân cũng mọc nhanh hơn. Nếu thấy chân bé đỏ ửng, phồng rộp, có mụn nước thì có thể đôi giày (dép) của bé đã không còn phù hợp. Không được cạy chỗ phồng rộp vì như thế sẽ gây kích ứng, dẫn tới nhiễm trùng.
- Hướng vào trong (hoặc hướng ra ngoài): Một số bé khi đã biết đi sẽ định hình dáng đi của mình. Một (hoặc hai) bàn chân của bé hướng vào trong hoặc hướng ra bên ngoài. Bé có thể tự khắc phục điều này mà không cần can thiệp gì. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng hoặc anh (chị) bé từng có kiểu đi như thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Đỏ, sưng ở lớp da bao quanh móng: có thể do móng mọc xiên vào trong. Để khắc phục, cần cắt móng thường xuyên cho con và loại bỏ những chỗ rìa, cạnh móng. Nếu bé khó chịu dai dẳng từ móng chân (tay) đang phát triển, bạn hãy hỏi bác sĩ.
- Bệnh chân tay miệng: có những vết phồng rộp ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân của bé. Đây là một bệnh truyền nhiễm, có thể kèm theo sốt.
(Theo mẹ và bé)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.