Bé yêu của bạn đã đến tuổi tập đi và bạn băn khoăn không biết có nên cho bé đi giày hay chưa, chọn giày cho bé thế nào...
Khi nào thì bé cần đi giày?
Một khi bé yêu của bạn bắt đầu tập bước những bước đầu tiên, đó là lúc bé cần có một đôi giày. Bé cũng cần có thêm một vài đôi tất hoặc giày vải để giữ đôi bàn chân luôn được ấm áp.
Bé cần có một đôi giày thật vừa vặn và thoải mái để bảo vệ đôi chân ở những nơi như ngoài đường hay ở những chỗ có nhiều khả năng làm tổn thương bé.
Mẹo giúp bạn chọn giày cho bé
Đi mua giày cho bé vào tầm chiều tối:
Bé yêu của bạn có thể nghỉ ngơi tốt hơn vào buổi sáng và chân bé cũng vậy. Thực tế là tầm chiều tối, chân bé có thể sẽ “nở” thêm khoảng 5% so với buổi sáng. Vì vậy, đi chọn giày cho bé vào thời điểm này có thể giúp bạn tìm được đôi giày vừa vặn với chân bé hơn.
Chọn loại giày dành riêng cho bé:
Loại giày dành riêng cho bé tốt nhất nên là loại đế mềm hoặc làm bằng các chất liệu mềm, thoáng khí (vải hoặc da mềm) và nhẹ ở phần mũi giày.
Bạn nên tránh chọn loại giày bằng da cứng hay có mũi làm bằng các loại cao su tổng hợp có thể làm bé bị đổ mồ hôi chân.
Chọn đế giày:
Thực tế là, kể cả khi bé của bạn đã có thể chạy quanh nhà, nếu có thể bạn vẫn nên để bé đi chân trần vì sự an toàn của bé. Bé cũng sẽ rất thích thú cảm nhận và khám phá bề mặt mọi vật thông qua bàn chân trần của mình (chẳng hạn như cát mềm, thảm dày và êm, gạch lạnh…). Mặt khác, việc để chân trần cũng giúp bé phát triển sự cứng cáp và phối hợp hài hòa giữa cẳng chân và bàn chân bé. |
Bạn cũng nên chú ý đến đế giày của bé. Tốt nhất là đế giày phải mềm dẻo và linh hoạt, không nhẵn và cứng. Đế giày bằng cao su chống trượt với những rãnh trên đế giúp khả năng bám giữ mặt đất của giày tốt hơn.
Chất lượng giày:
Bạn không nhất thiết phải chọn cho bé loại giày đắt tiền nhất nhưng hãy đảm bảo rằng đó là một đôi giày có chất lượng tốt.
Kích cỡ giày:
Để thử độ vừa vặn của giày với chân bé, bạn hãy để bé đứng dậy. Một đôi giày vừa vặn với bé là đôi giày mà bạn có thể nhét ngón tay út của bạn vào khoảng giữa gót chân bé và gót giày. Khoảng cách giữa mũi chân bé và mũi giày tốt nhất nên vừa với 1 ngón tay cái của bạn. Như vậy, chân bé có thể tự do và thoái mái trong giày.
Thử độ mềm mũi giày:
Bạn nên ấn thử lên mũi giày bé (khoảng giữa đầu ngón chân và mũi giày) để kiểm tra độ mềm của mũi giày. Nếu bạn không thấy mũi giày lõm xuống, có thể là đôi giày quá chặt ở phần đầu mũi.
Kiểm tra chân bé:
Chắc chắn bé không thể nói với bạn rằng bé thấy đôi giày này thoải mái hay không. Tốt nhất bạn hãy để bé đi thử giày và bước vài bước chập chững quanh phòng. Sau đó, bạn có thể tháo giày bé ra và kiểm tra chân bé cẩn thận xem bé có bị bất cứ sự kích ứng da nào không.
Dây buộc giày:
Bạn nên chọn loại giây buộc giày đủ dài để có thể buộc được 2 gút (thắt nơ). Nếu dây giày bé không đủ dài, bạn nên mua loại dây khác dài hơn để thay thế.
Khóa kéo hay nút cài:
Một số bậc cha mẹ thích chọn loại giày có khóa kéo hay nút cài cho bé vì sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên, một khi bé đã phát hiện ra cách mở khóa kéo hay nút cài, bé sẽ thường xuyên tháo được giày ra.
Kiểm tra thường xuyên kích cỡ chân bé:
Chân bé vẫn tiếp tục phát triển rất nhanh, vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra kích cỡ chân và đôi giày của bé. Tốt nhất là bạn nên thay giày cho bé khoảng 2 đến 3 tháng một lần.
(theo Babycenter)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.