Mỗi ngày trên cả nước có ít nhất 20 trẻ phải nhập viện cấp cứu vì các tai nạn thương tích, số trẻ tử vong vì “mối họa” này chiếm hơn 50% tỷ lệ tử vong ở trẻ. Mùa hè mới bắt đầu, nhưng tai nạn ở trẻ đang nóng lên từng ngày.
Trưa ngày 9/6, hai đứa con của chị M. và đứa cháu họ tên N.V.H (5 tuổi, ngụ tại Cái Nước, Cà Mau) xin mẹ cho ra khu vườn sau nhà chơi. Trong lúc mải mê với trò ú tim, bé H. đã trốn vào giữa lùm cây um tùm, bất ngờ cháu bị hàng trăm con vò vẽ bay ra đốt túi bụi.
Bé H. hoảng loạn la hét vì đau đớn đồng thời lao nhanh về phía hai đứa em họ, bầy được thể nhào tới đốt tới tấp khắp cơ thể 3 đứa trẻ. Sau khi được giải cứu khỏi bầy dữ, người nhà đưa các bé đến bệnh viện, nhưng do bị nhiễm độc quá nặng H. đã tử vong trên đường đi.
Bé N.M.D (nữ 7 tuổi) và cậu em trai N.V.T (5 tuổi) nhanh chóng được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM điều trị. Kết quả kiểm tra cho thấy D. bị đốt 35 vết, tình trạng bé T. nguy kịch hơn chị vì bị đốt tới 45 vết. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng T. vẫn bị sốc nặng dẫn đến trụy tim mạch, hôn mê sâu. Cháu đã tử vong sau 2 tiếng nhập viện. Hiện bé D. đang được lọc máu và điều trị tích cực nhưng tiên lượng của bác sĩ còn rất dè dặt.
Khoa Bỏng - Chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 luôn trong tình trạng đông nghẹt bệnh nhân
Bên cạnh tai nạn đốt, tình trạng trẻ bị rắn độc cắn cũng thường xuyên xảy ra. Ngày 2/6, khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận trường hợp bé L.V.D. (11 tuổi, ngụ tại Đăk Lăk) trong tình trạng nhiễm độc nặng dẫn đến suy hô hấp, khó thở, yếu chi… Theo thông tin từ gia đình, trước đó bé D. đã rủ đám bạn cùng xóm ra đồng chơi, trong lúc đưa tay vào hang bắt chuột bé đã bị con rắn cạp nia cắn vào tay.
Bé D. đã được gia đình chuyển đến bệnh viện địa phương cấp cứu nhưng tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi. Cháu đã được chuyển xuống bệnh viện Nhi Đồng 2. Tuy nhiên, do không có huyết thanh kháng lại nọc độc của rắn cạp nia nên các BS chỉ điều trị theo triệu chứng của bệnh.
Cũng trong tình trạng bị rắn độc cắn như bé D. nhưng bé T.Q.T (8 tuổi, ngụ tại bình Thuận) đã suýt mất mạng do gia đình không đưa đến bệnh viện mà nhờ thầy lang đắp thuốc. Khi chuyển đến Nhi Đồng 1, cánh tay trái của T. đã sưng to và hoại tử từ mu bàn tay lên đến bả vai. Sau một thời gian điều trị tích cực hiện bé T. đã qua được cơn nguy kịch nhưng nhiều khả năng bác sĩ không thể giữ được cánh tay cho bé.
Bé N. khó tránh được các di chứng thần kinh sau cú ngã rạn hộp sọ
Đuối nước là tai nạn gặp nhiều nhất ở trẻ em thuộc khu vực nông thôn trong thời gian hè, hậu quả của tai nạn này thường để lại những di chứng nặng nề cho trẻ, số ca tử vong vì đuối nước cũng cao nhất trong các loại tai nạn. Tuy nhiên nhiều trẻ gặp tai nạn không xuất phát từ nguyên nhân tắm ao hồ, sông suối mà chính là do sự bất cẩn của người lớn.
Theo thông tin từ Phòng trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TPHCM, mới đây trên địa bàn quận 8 xảy ra một vụ tai nạn thương tâm. Nạn nhân là bé Đ.T.T.K (10 tháng tuổi). Trong lúc mẹ đi vắng, cha của bé K. ngồi nhậu cùng mấy người bạn, xô đá được để trong góc khuất. Bé K. lân la lại gần chơi, khi cuối xuống nghịch nước trong xô cháu trượt chân rồi cắm đầu vào… Khi người cha quay vào lấy đá thì thấy con mình đã tử vong.
Cũng theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, trong năm 2010 trên địa bàn thành phố xảy ra 43.444 vụ tai nạn ở trẻ em khiến 118 bé tử vong. 2/3 số vụ ở trẻ nhóm trẻ từ 5 -14 tuổi, có đến 25.225 vụ xảy ra tại nhà. Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu cho trẻ em tại Việt Nam. Trước tình hình trên, Sở kêu gọi người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ và phòng chống tai nạn cho trẻ.
(Theo Vân Sơn // Dân trí)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.