hotline Hotline: 0977 096 677

Sự thật đằng sau những vết thương

Tiếng súng trên chiến trường đã là những âm thanh hoảng loạn của cuộc sống. Nhưng sự thật của những vết thương thì thật là kinh hoàng và không thể tượng tưởng được hơn thế nữa - đó là những vết thương của những tù nhân chính trị Ravensbruck.

Những vết thương sâu

Stanisława Czajkowska, một tù nhân người Hà Lan bị khuyết tật ở chân trái suốt đời do bị lấy mất một phần cơ, xương và thần kinh. Người phụ nữ này không còn đôi chân lành lặn nữa mà chỉ còn lại một chân què quặt. Bà chỉ đi được những bước chân khập khiễng như chính cuộc đời của bà vậy. Giờ đây, bà chỉ có một ước muốn duy nhất, ước muốn được có một đôi chân bình thường như bà đã từng có và bà có thể phần nào quên được những bóng ma chiến tranh đang đè nén bà. Những bóng ma hoảng sợ và đầy nghiệt ngã.

Cho đến giờ, bà vẫn còn nhớ như in những gì đã xảy ra trong tháng 1/1943. Thời đấy, bà bị bắt làm tù nhân chính trị. Lòng yêu nước và thù hận không bao giờ bị nguội lạnh trong con người phụ nữ đầy sắt đá này. Nhưng chính vì lòng thù hận ấy mà bà và các đồng đội của bà đã trở thành những đối tượng của những cuộc thử nghiệm dã man tàn bạo nhất.

Đêm tối. Hoảng sợ. Đau đớn. Bà còn nhớ như in cái cảm giác lạnh đến rợn người của lưỡi dao chạm vào ống chân mình. Sự tra tấn đó thật là dã man: lấy dao cắt cứa trên chính chân của nạn nhân. Nhưng bà hoàn toàn không hề biết rằng hành động đó không nhằm mục đích tra tấn mà đó là sự khởi đầu của những cuộc thử nghiệm vô nhân đạo nhất trong các tội ác chiến tranh. Hôm thì bị cắt một phần bàn chân, hôm thì bà bị rút một phần thần kinh. Nhưng đó mới chỉ là một công đoạn của kế hoạch vô nhân tính: kế hoạch Ravensbruck.

 
Phòng thí nghiệm y học ở Trại tập trung Ravensbruck của phát xít Đức.

Một kế hoạch tàn bạo

Tiếng súng trên chiến trường đã là những âm thanh hoảng loạn của cuộc sống và nó đã để lại những dư chấn tâm thần mạnh mẽ cho những nạn nhân chiến tranh. Nhưng sự thật của những cuộc thử nghiệm thì quả là kinh hoàng và không thể tượng tưởng được hơn thế nữa.

Kế hoạch này mang tên Cuộc thử nghiệm phục hồi. Kế hoạch dài 1 năm được thực hiện ở Trại tập trung Ravensbruck, Đức. Thông thường, những cuộc thử nghiệm y học được thử nghiệm trên động vật để tìm ra những quy luật sinh học trên người. Nhưng trong các cuộc thử nghiệm này, có lẽ, trái tim của những bác sĩ Đức quốc xã có cấu tạo bằng sắt đá nên họ đã không hề có khái niệm động vật thực nghiệm trong thí nghiệm y học. Người ta không thể tưởng tượng được rằng toàn bộ đối tượng cuộc thử nghiệm đều là những con người bằng xương bằng thịt, là những phụ nữ vốn rất yếu đuối.

Những gì mà người ta nhận định được về cuộc thử nghiệm này đều chỉ tập trung vào những từ “kinh hoàng và vô nhân đạo”.

Không kinh hoàng sao được khi toàn bộ đối tượng cuộc thử nghiệm là những nạn nhân chiến tranh, những tù nhân chính trị người Hà Lan. Chúng đã dùng sức mạnh quân sự ép buộc những con người này làm điều mà chúng muốn. Và một điều căm phẫn là họ đều là nữ, 74 nữ tù nhân ở Trại tập trung Ravensbruck.

Trong cuộc thử nghiệm này, người ta không tiến hành thử nghiệm thông thường mà là những cuộc thử nghiệm tàn sát. Người ta tiến hành gọt bỏ chân của người này và lắp vào chân của người khác. Người ta làm thế để kiểm chứng xem sức hồi phục của cơ thể sau ghép cơ là như thế nào. Từng lát cơ cứ thế được cắt ra và ghép lại, không hề quan tâm đến sự bất đồng sinh học và cũng không hề quan tâm đến sự đau đớn của nạn nhân. Ở một góc khác, người ta tiến hành lấy những sợi thần kinh cẳng chân và đem ghép cho một nạn nhân khác. Nạn nhân này đã bị rút đứt dây thần kinh ở cẳng chân trước đó một cách không thương tiếc. Song đó chưa phải là hết. Một số nạn nhân còn bị đánh cho gãy chân và thực hiện cắt xương để ghép cho một người khác. Người này cũng bị đánh cho gãy chân vô cớ.

Họ nhẫn tâm thực hiện các cuộc phẫu thuật không dùng một mũi thuốc mê. Mặc cho các nạn nhân đau đớn, la hét, giãy giụa và vật lộn. Có hề gì, chỉ cốt là họ lấy thịt xong.

Những cuộc thử nghiệm ấy đúng là những cuộc thử nghiệm chết người. Họ đã không cảm nhận được sự đau đớn của đồng loại mà chỉ duy nhất một mục tiêu mà họ nhắm đến, đó là làm thế nào mà tiêu diệt được kẻ thù. Nhưng rõ ràng là họ đã lầm. Họ chỉ có thể khiêu khích nỗi đau chứ không thể dập tắt khát vọng sống. Và những nạn nhân đã sống sót vào năm 1945 là những nhân chứng sống cho những phiên toà công tâm.

Sự thật sau những cuộc thử nghiệm

Những cuộc thử nghiệm tàn bạo đã được thực hiện tại Trại tập trung Ravensbruck. Những cuộc thử nghiệm này được thực hiện từ tháng 12/1942 đến tháng 12/1943. Tròn một năm nhưng họ đã kịp phẫu thuật và thử nghiệm trên 74 nữ tù nhân chính trị. Phần nhiều những nạn nhân này đã chết, một số còn sống sót.

Những cuộc phẫu thuật cắt ghép đến rợn người như thế được tiến hành nhằm một mục đích duy nhất là làm thế nào phục hồi được những vết thương chiến tranh, để không những cứu sống tính mạng binh lính mà còn trả lại cho họ sức chiến đấu. Mục tiêu thì quá ư là nhân đạo nhưng đáng tiếc là họ đã không thực hiện theo phương thức nhân đạo nhất. Họ đã thực hiện theo những phương thức sát nhân. Họ đã nhẫn tâm đổi sự đau đớn, què quặt của người này lấy sự lành lặn của người khác. Và họ đã không ngần ngại đổi cái chết của một người để lấy mạng sống của một kẻ khác. Như thế thì không còn nhân đạo nữa.

Và sự thật cho cái vỏ nhân đạo ấy là mục đích phi nhân tính. Đức quốc xã muốn giành toàn thắng trong Chiến tranh thế giới thứ II. Nhiệm vụ được đặt ra là làm thế nào để binh lính bị thương trong cuộc chiến không bị chết mà có thể quay trở lại chiến trường được. Như thế là những cuộc thử nghiệm được thực hiện không phải vì mạng sống của chiến binh mà là vì chiến thắng. Rõ ràng là, người ta muốn sự chiến thắng hơn là sự sống của con người. Sự thật của kế hoạch dài hơi này lại vô cùng thất vọng và vô đạo đức. Nó đã để lại dư âm ghê rợn sau chiến tranh và để lại cho nhân loại nhiều bài học đắt giá. Điều đau thương nhất mà nó để lại là những khuyết tật vĩnh viễn, những khuyết tật cả về thể xác và linh hồn.  

( theo suckhoedoisong)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư