Ngày 27/7, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, tại khoa Truyền nhiễm hiện có bốn bệnh nhi tay chân miệng phải điều trị nội trú.
->> Chuyên đề: Bệnh tay chân miệng và cách phòng chữa bệnh
TS An cho biết, từ đầu hè, bệnh viện chỉ tiếp nhận rải rác các ca tay chân miệng đến khám và được bác sẽ kê đơn điều trị nội trú, tái khám theo hẹn. Tuy nhiên, 4 bệnh nhi này có biểu hiện nặng hơn nên buộc phải nhập viện điều trị nội trú để có thể theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện nguy cơ biến chứng.
Còn tại Hà Nội, theo thông tin từ Sở Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay các bệnh viện cũng tiếp nhận rải rác các ca mắc tay chân miệng ở 16/29 quận huyện. Đến nay, tổng số đã ghi nhận 61 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM), chưa có trường hợp tử vong. Cụ thể, quận Quận Hai Bà Trưng, huyện Gia Lâm và huyện Từ Liêm có 9 ca mắc, tiếp đến là quận Đống Đa (6 ca), Hoàng Mai (6 ca)… Đa số ca bệnh ở thể nhẹ, chỉ điều trị thông thường tại nhà và khỏi bệnh trong vòng từ 3-5 ngày.
TS An cho biết thêm, trong đợt nắng nóng này, số trẻ đến khám tại bệnh viện Nhi TƯ cũng không có sự tăng đột biến, tương tự như các đợt nắng nóng trước, trong hè này (khoảng 2.000-2.500 bệnh nhân/ngày). Theo các bác sĩ, do thời tiết quá nắng nóng, bức bối, lo con có thể lây nhiễm các bệnh lý khác nên đã mời bác sĩ về khám chữa cho con mình ngoài giờ hành chính.
Nghệ An: 25 trẻ bị bệnh chân tay miệng
Từ đầu tháng 4 vừa qua, tại bệnh viện Nhi Nghệ An đã có bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng đầu tiên đến khám và điều trị. Bệnh nhân xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả tỉnh như xã Hanh Lâm (huyện Thanh Chương), xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc), xã Nghi Kim (thành phố Vinh), huyện Quỳ Châu, thị xã Cửa Lò và cả từ tỉnh Hà Tĩnh ra… Tính đến ngày 26/7 đã có 25 trẻ nhỏ bị căn bệnh tay - chân - miệng đến khám và điều trị tại khoa truyền nhiễm - bệnh viện nhi Nghệ An.
Hiện chỉ còn 2 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có cháu Hoàng Công Thưởng, hơn 8 tháng tuổi, trú tại xóm 6, xã Nghi Kim, thành phố Vinh. Cháu nhập viện vào ngày 24/7 trong tình trạng sốt cao, nôn và tiêu chảy. Đến ngày 26/7, cháu đã cơ bản bình phục.
Nghệ An có 25 cháu bị bệnh chân tay miệng nhưng đã điều trị được 23 cháu an toàn
Bác sỹ Dương Công Hoạt - Giám đốc bệnh viện Nhi Nghệ An cho biết: “Đến nay dịch bệnh tay chân miệng tại Nghệ An vẫn chưa lây lan rộng nhưng nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, nổi bóng nước ở tay, chân, miệng thì cần đưa đi khám ngay.
Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn - trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi cho biết: “So với các địa phương khác, bệnh tay chân miệng xuất hiện ở Nghệ An muộn hơn, số bệnh nhân cũng không nhiều và một điều rất đáng mừng là hiện chưa có trường hợp nào bị biến chứng. Tuy nhiên trước sự bùng phát và lây lan rộng của dịch bệnh này trên cả nước, bệnh viện Nhi Nghệ An cũng đã có nhiều biện pháp đối phó với bệnh”.
Ninh Bình: 182 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng
Bác sĩ viện Sản - Nhi Ninh Bình đang thăm khám cho bệnh nhân
Theo con số thống kê từ Trung tâm y tế dự phòng Ninh Bình, tính đến thời điểm hiện tại, trên toàn tỉnh Ninh Bình đã có 182 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng (CTM). Trong đó có 15 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Sản - Nhi.
Bệnh CTM tại Ninh Bình cũng xuất hiện rải rác từ đầu năm đến nay. Chỉ tính riêng từ đầu tháng 5/2011 trở lại đây, bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình đã tiếp nhận hơn 150 ca mắc bệnh CTM, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi và có 1 trường hợp dương tính với vi-rút EV71.
Sở Y tế Ninh Bình đã chỉ đạo bệnh viện Sản - Nhi khoanh vùng điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh CTM ở một khu riêng đồng thời tiến hành phun thuốc khử trùng 2 - 3 lần/tuần để ngăn chặn và giảm thiểu tối đa sự lây lan của dịch bệnh.
Trao đổi với Dân trí, ông Bùi Minh Châu, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Ninh Bình cho biết: “Bệnh CTM xuất hiện rải rác ở Ninh Bình từ đầu năm đến nay, tập trung nhiều bệnh nhân nhất là tại bệnh viện Sản - Nhi. Tuy nhiên người dân cũng không nên quá lo lắng. Nhiều trường hợp sau khi nghe thông tin có biểu hiện đi khám nhưng thực tế không phải mắc bệnh CTM. Hiện chúng tôi đang tích cực thực hiện các biện pháp ngăn không cho dịch bệnh lây lan rộng”.
(Theo Hồng Hải - Nguyễn Duy - Mai Hương - Duy Tuyên // Dân trí)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.