Biểu đồ bệnh tay chân miệng theo phương thẳng đứng với hơn 2 nghìn ca mắc trong tháng 6 đã khiến Sở Y tế TP HCM tiếp tục khuyến cáo người dân cảnh giác cao độ.
->> Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng
->> Tổng quan về dịch bệnh tay chân miệng
Sốt kèm nổi bóng nước ở tay chân miệng, đôi khi ở mông là dấu hiệu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng. |
Tại cuộc họp ngày 6/7, báo cáo từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy, nếu trong tháng 5, thành phố có hơn 1.400 trẻ mắc bệnh thì tháng 6 có đến gần 2.100 trường hợp nhập viện. Đặc biệt, có 7 trường hợp tử vong và nhiều bệnh nhi bị biến chứng nặng.
Đại diện Sở Y tế TP HCM nhận định, tình hình bệnh tay chân miệng có diễn biến phức tạp nhất kể từ năm 2005, khi bệnh này bắt đầu được phát hiện.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, thông thường, bệnh giảm ca từ cuối tháng 5, nhưng đến nay, số ca mắc bệnh ở TP HCM cũng như các tỉnh thành lân cận vẫn ở mức cao.
Ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng thành phố cho biết, nếu so sánh các mốc bệnh tăng tốc, thì tại TP HCM mức tăng ca từ tháng 5 lên tháng 6 là không cao bằng từ tháng 4 lên tháng 5. Tuy nhiên, với hơn 2 nghìn ca bệnh trong tháng, tình hình tay chân miệng theo bác sĩ Thọ vẫn còn đáng báo động.
Diễn biến dịch phức tạp đã khiến Sở Y tế tiếp tục yêu cầu các quận huyện tăng cường giải pháp quản lý điều tra ổ dịch theo xóm ấp, khu phố và tung lực lượng đến tiếp cận những gia đình có trẻ dưới 5 tuổi để tuyên truyền cách phòng bệnh.
Sở cũng sẽ tăng cường cung cấp chất khử khuẩn qua kênh trường học và các hộ dân, sau đó hướng dẫn và giám sát cách khử khuẩn nhằm đạt mục đích khử khuẩn hiệu quả.
Tính từ đầu năm đến nay, TP HCM đã có gần 5.000 trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong đó có 17 bé tử vong.
Bộ Y tế cũng vừa có công văn gửi các tỉnh, thành đề nghị giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; cử các đội cơ động chống dịch tập trung xử lý triệt để ổ dịch, đặc biệt tại các nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học. Bộ cũng đề nghị các địa phương bổ sung kinh phí để mua vật tư, hóa chất và chi cho các hoạt động giám sát phòng chống dịch tại địa phương.
Do chưa có văcxin điều trị, cách phòng bệnh tốt nhất theo các bác sĩ là thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước. Với người lớn, nếu chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.
Các vật dụng, đồ chơi thường dùng của trẻ, sàn nhà, tay nắm cửa, cần được lau rửa bằng nước sạch, rồi khử trùng bằng cloramin B 5%.
(Theo Thiên Chương // VnExpress)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.