Giữa lúc nước lạnh gặp xút bắt đầu sôi lên sùng sục, các công nhân ở cơ sở này đổ hạt dưa vào bể ngâm. Một công nhân đóng cầu dao điện, cánh quạt được gắn trong bể cũng bắt đầu quay tít để hỗ trợ đánh sạch vết bẩn bám ở hạt dưa.
Theo các công nhân, để hạt dưa được tẩy sạch hoàn toàn ít nhất chúng phải được ngâm trong dung dịch này 30 phút. Tôi hỏi ngâm lâu như vậy chất này có ngấm vào hạt dưa không. “Có ngấm vào cũng không sao, bởi sau khi rang và trộn phẩm màu vào thì ai biết được”- một công nhân trả lời.
Canh đúng 30 phút, công nhân này tiến lại tháo vòi nước để cho nước bẩn tuôn ra đường ống phía sau nhà. Mùi hôi, hắc tỏa ra từ chất tẩy công nghiệp.
Tuy nhiên, các công nhân cho biết, ngày nào cũng ngửi mùi này riết thành quen, chả còn nghe mùi nữa. Những hạt dưa dính đầy bùn đất, nhơ nhớp đã trở nên trắng, và sạch sẽ.
Lúc này hàng loạt công nhân bắt đầu đưa hạt dưa từ bể ngâm vào bao để cân, sau đó chuyển sang 8 nồi rang là những quả cầu bằng sắt nóng ran đang chờ sẵn.
Theo các công nhân, 8 chảo rang nơi này có công suất rang khoảng 500kg một suất trong hơn một giờ. Để hạt dưa chín, các nồi rang không chỉ được đun lửa liên tục với nhiệt độ cao mà dầu ăn cũng được cung cấp đủ để hạt dưa không cháy.
Bà H. nói nơi đây rang hạt dưa với dầu ăn Cái Lân nên hạt dưa rất ngon và béo. Tuy nhiên, để hạt dưa bóng bẩy, một công nhân sau khi đổ dầu vào chảo rang liền đổ thêm khoảng 2 lít dầu nhớt thải vào chảo. “Đổ thêm nhớt hạt dưa mới bóng được”- công nhân này tiết lộ.
Khoảng một tiếng sau khi hạt dưa được rang, công nhân bắt đầu dùng phẩm màu công nghiệp được tách ra ở từng bao nhỏ hòa với nước và đổ vào từng chảo.
Khoảng 10 phút sau khi hạt dưa chín đều, ngấm hết các phẩm màu tạo thành một màu đỏ hồng tươi, các chảo rang bắt đầu dừng hẳn, hạt dưa được đưa ra đổ ở sân chờ nguội và vô bao đưa đi tiêu thụ.
Cơ sở làm hạt dưa có tên T.P ở xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TPHCM cũng không thua kém về công nghệ làm hạt dưa độc hại như cơ sở ở Tây Ninh.
Theo các công nhân ở đây, mỗi ngày cơ sở này cho ra lò từ 6-8 tấn hạt dưa thành phẩm và bỏ mối khắp cả miền Nam. Theo chân một tài xế xe tải chở hàng, chúng tôi vào được cơ sở hạt dưa luôn kín cổng cao tường này.
Tại đây, gần chục công nhân đang hì hục ngâm, rang hạt dưa dưới tiết trời nóng bức. Tại bể ngâm hạt dưa, hàng chục bao tải hạt dưa tươi đang được đổ vào bể ngâm với xút sau đó chúng được đưa qua 10 nồi rang. Ngoài làm hạt dưa các màu cánh gián, đỏ và đỏ huyết tươi, nơi đây còn rang hạt hướng dương.
Một cô gái phụ trách việc xuất nhập hạt dưa ở đây cho biết, khách hàng có thể tùy chọn màu hạt dưa các loại với giá cả cũng khác nhau. Loại hạt dưa to màu đỏ tươi đang bán rất chạy có giá 54 nghìn đồng/kg, loại màu cánh gián 53 nghìn đồng/kg, còn hạt dưa đỏ hạt nhỏ 56 nghìn đồng/kg.
Khi tôi hỏi sao hạt dưa có nhiều màu thì cô gái cho biết đó là do dùng phẩm màu để làm đẹp. Liệu nó có độc hại không? Cô gái nhanh nhảu: “Phẩm màu này chỉ thấm ở ngoài vỏ cho đẹp thôi nên không sao. Ăn hạt dưa bỏ vỏ lo gì”.
Một công nhân vừa nghỉ làm hạt dưa cho cơ sở T.P cách đây 5 tháng, cho biết: “Thời gian trước đây, cơ sở này còn dùng nhớt thải để rang hạt dưa, sau đó bị lực lượng chức năng phát hiện nên đã ngưng và thay thế vào đó là dùng dầu ăn loại thải. Nhưng xút và phẩm màu thì không thể ngưng được vì xút làm hạt dưa trông sạch đẹp còn phẩm màu là bắt buộc”.
Cũng theo người này, người ta hay dùng dầu ăn loại thải để rang nhưng hạt dưa không bóng được nên cứ 100kg hạt dưa người ta lại đưa thêm vào 2-3kg dầu nhớt để làm bóng.
Tại cơ sở làm hạt dưa của bà H. ở Tây Ninh mặc dù chủ cơ sở cho chúng tôi thấy vài bịch dầu loại 50 lít bên ngoài ghi dòng chữ “Cái Lân” để làm tin nhưng ở nơi chế biến nhiều xô chậu còn dính nhớt thải đen kịt nằm lăn lóc.
Ở một góc nơi bể ngâm hạt dưa, chúng tôi còn phát hiện hàng loạt bịch để các loại phẩm màu đỏ, cánh gián và đỏ huyết. Bên ngoài các loại phẩm màu này không ghi tên cơ sở sản xuất, cũng như phẩm màu có được dùng trong chế biến thực phẩm hay không.
Một công nhân cho biết, để bảo quản hạt dưa thời gian lâu mà không phai màu, hầu hết phẩm màu được dùng là phẩm màu công nghiệp của Trung Quốc.
“Loại này chỉ cần dùng 2g là 100kg hạt dưa biến thành màu đỏ tươi bắt mắt liền”- công nhân này tiết lộ. Theo người này, nếu hạt dưa dùng phẩm màu thực phẩm thì khi cắn vỏ hạt dưa thường hay dính màu ở miệng. Nhưng hạt dưa dùng bột màu Trung Quốc thì không. Còn về nhớt thải rang với hạt dưa, một công nhân cho biết “do trộn chỉ 2kg/100 kg hạt dưa nên không độc hại gì cả”. “Để tẩy mùi nhớt và phẩm màu, trước khi cho ra lò, hạt dưa cũng được bỏ thêm ít bơ vào lò rang nên khi cắn cảm thấy có vị thơm, béo”- công nhân ở cơ sở này nói thêm.
Ăn để… ung thư
Trao đổi với PV , TS Phan Thanh Thảo- Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học cho biết, xút (NaOH) là chất rắn màu trắng dùng trong tẩy trắng, dùng làm xà bông và xử lý nước thải trước khi cho ra môi trường… Theo TS Thảo tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc mà tính độc hại của xút tác động nhiều hay ít.
Ngoài việc ngấm qua da, xút có thể gây đột biến tế bào vú và về lâu dài có thể gây ung thư vú… Một bác sĩ chuyên ngành về vệ sinh thực phẩm ở TPHCM cho biết mặc dù hạt dưa khi ăn thì bỏ vỏ nhưng việc dùng các loại chất xút, nhớt và phẩm màu để chế biến đều có thể gây nguy cơ cho sức khỏe người dùng.
“Hầu hết các loại hạt dưa có màu sắc rực rỡ, bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư.
Ăn các sản phẩm nhuộm Rhodamine B có khả năng tích tụ các chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da”- bác sĩ này nói.
Một chuyên gia về hóa ở Đại học Bách khoa TPHCM cũng cho rằng ngay cả việc rang hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.
Gọi vào số điện thoại của một đơn vị chuyên cung cấp hạt dưa chưa qua chế biến ở đường Trần Đăng Ninh- TP Lạng Sơn, giọng một phụ nữ cho biết cơ sở nơi đây cung cấp hạt dưa cho tất cả các cơ sở chế biến hạt dưa toàn quốc.
“Hạt dưa bọn tôi nhập về từ Tân Cương của Trung Quốc với giá 15 nghìn đồng/kg. Nếu lấy từ 10 tấn trở lên chúng tôi sẽ giảm còn 13 nghìn đồng/kg”- người này cho biết.
Một đầu nậu ở Lạng Sơn cho biết, mặc dù “hạt dưa tươi” nhưng nếu không chế biến hết để cả năm cũng không hỏng vì nó được dùng “chất bảo quản”. Khi tôi hỏi chất gì mà tốt đến thế, đầu nậu này nói “đó là bí quyết”
(Theo TP)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.