Nhiều doanh nghiệp dệt may đang khó vì thuế bảo vệ môi trường đánh vào túi PE dùng gói hàng xuất khẩu - Ảnh: Văn Nam |
Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đang kêu khổ về việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông nhập khẩu phục vụ cho hàng dệt may xuất khẩu. Các doanh nghiệp cho rằng điều này gây thêm khó khăn cho họ trong bối cảnh họ đang phải tập trung giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 15-2, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Đặng Thị Phương Dung cho biết, Luật Thuế môi trường đã có hiệu lực nhưng Bộ Tài chính lại chưa có hướng dẫn rõ ràng về hoàn thuế cho túi ni lông nhập khẩu khi xuất khẩu trở lại vì được sử dụng cho hàng dệt may xuất khẩu.
Trong khi đó, doanh nghiệp dệt may mua túi ni lông sản xuất trong nước sử dụng để đóng kiện hàng dệt may xuất khẩu thì vẫn chưa được miễn hay hoàn thuế. Theo bà Dung, các hóa đơn mua túi ni lông từ doanh nghiệp sản xuất túi trong nước không hề có dòng nào ghi thuế môi trường là bao nhiêu, chỉ có giá là tăng gấp đôi, từ 40.000 đồng/kg tăng lên 80.000 đồng/kg, thậm chí lên 100.000 đồng/kg.
“Hiện hiệp hội đã nhận được rất nhiều phàn nàn từ các doanh nghiệp dệt may. Nếu lâu nay tất cả các nguyên liệu dành cho hàng xuất khẩu, nếu có đánh thuế nhập khẩu, thì vẫn có 275 ngày để được hoàn thuế, đối với hàng gia công thì không phải nộp thuế. Nhưng đối với thuế môi trường là phải nộp ngay từ khi nhập khẩu, điều nay không tạo điều kiện tập trung cho sản xuất để giảm bớt giá thành, tăng sức cạnh tranh”, bà Dung nói.
Để minh chứng cho những khó khăn của doanh nghiệp, bà Dung đã chuyển cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online một trong những lá đơn kiến nghị từ Công ty cổ phần may Hưng Yên gởi các bộ ngành vào ngày 8-2 vừa qua.
Trong đơn, ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Hưng Yên đã kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ xem xét việc hoãn, hoàn thuế bảo vệ môi trường cho túi PE đóng hàng xuất khẩu.
Ông Dương cho biết trong quá trình sản xuất, công ty cần sử dụng túi PE đóng gói sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ chất liệu LDPE và LLDPE là loại túi ni lông thuộc diện chịu thuế môi trường, các loại túi này do nhà sản xuất trong nước cung cấp và nhập khẩu.
Trên cơ sở khuyến khích dùng nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu, Công ty may Hưng Yên đã yêu cầu bạn hàng sử dụng túi PE do công ty mua tại Việt Nam để cung cấp cho các đơn hàng xuất khẩu. Ông Dương tính toán riêng công ty một năm xuất khẩu 6 triệu sản phẩm túi ni lông mua tại thị trường Việt Nam và cung cấp cho khách hàng lượng túi PE đóng gói với giá trị tương đương 400.000 ngàn đô la Mỹ (Nếu tính toán cho cả ngành dệt may thì con số này lên đến 600 triệu đô la Mỹ).
Theo thông tư 152/2011/TT-BTC, kể từ ngày 1-1-2012, số lượng túi PE này phải chịu thuế bảo vệ môi trường và sẽ phải trả thêm khoảng 450.000 đô la Mỹ, tương đương 5% giá gia công.
“Khoản chi phí phát sinh này làm cho giá gia công hàng xuất khẩu của chúng tôi đắt lên, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời để giảm giá thành, khách hàng sẽ dùng hàng nhập khẩu để thay thế túi PE sản xuất trong nước. Điều này không những làm tăng nhập siêu, ảnh hưởng đến cân bằng cán cân thương mại, mà còn làm phá sản các cơ sở sản xuất túi PE trong nước và giảm hiệu quả của chính sách dùng nguyên phụ liệu trong nước cho xuất khẩu”, ông Dương nêu tại văn bản kiến nghị.
Do vậy, ông Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xem xét lại vấn đề thuế môi trường đối với túi PE mua trong nước để đóng gói, bao bì hàng dệt may xuất khẩu, cụ thể, được hoàn hoặc miễn thuế bảo vệ môi trường đối với túi PE mua trong nước.
(Theo Thời báo kinh tế SG)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.