hotline Hotline: 0977 096 677

Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh

Doanh nghiệp Ấn Độ đến giới thiệu sản phẩm tại TP.HCM. Ảnh: Thu Nguyệt

Sau khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ liên tiếp tăng cao, chủ yếu nhờ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ hàng hoá với tổng giá trị 992 triệu đô la Mỹ vào năm 2010, tăng hơn gấp hai lần so với năm 2009, và đạt 1,55 tỉ đô la Mỹ vào năm 2011, tăng 56,5% so với năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 1,22 tỉ đô la Mỹ.

Nhờ tốc độ xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, nên mức nhập siêu của Việt Nam từ Ấn Độ cũng giảm dần qua các năm, từ mức nhập siêu 1,2 tỉ đô la Mỹ trong năm 2009, xuống còn 754 triệu đô la Mỹ trong năm 2010, 792 triệu đô la Mỹ trong năm 2011 và 375 triệu trong 9 tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), không cho rằng tăng trưởng trên nhờ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt FTA ASEAN-Ấn Độ, mà là nhờ khối doanh nghiệp FDI.

Trong năm 2011, điện thoại di động và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Ấn Độ, chiếm gần 24% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Theo ông Huy, đây chủ yếu là xuất khẩu điện thoại di động của Samsung. Tại thị trường Ấn Độ, Samsung thành công hơn Apple.

Ngoài ra, máy móc thiết bị đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ, chiếm 14,4%, và cũng chủ yếu nhờ việc công ty Doosan Vina xuất khẩu nồi hơi sang thị trường này.

Trong khi đó, các sản phẩm thuần túy của Việt Nam, như nông sản, than đá, hạt tiêu, hóa chất, gỗ… lại có kim ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn sang thị trường Ấn Độ.

Ngoài ra, tỷ lệ tận dụng FTA ASEAN-Ấn Độ của Việt Nam hiện khá thấp. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ có sử dụng C/O form AI để hưởng ưu đãi thuế quan FTA chỉ khoảng 150 triệu đô la Mỹ, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Theo ông Huy, nguyên nhân là hiệp định trên chỉ mới có hiệu lực cách đây hai năm và chưa đến thời điểm hai bên hoàn tất cam kết cắt giảm thuế quan, và doanh nghiệp Việt Nam chưa tìm hiểu kỹ lợi ích mà hiệp định mang lại. Ngoài ra, có những doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ không đáng tin cậy, dẫn đến những tranh chấp trong hợp đồng. Việc này cũng phần nào cản trở thương mại hai nước, ông Huy cho biết.

Thông tin cung cấp tại hội thảo cho thấy, các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế lại thuộc danh mục nhạy cảm của Ấn Độ, tức có lộ trình cắt giảm thuế chậm, như may mặc, da giày, sản phẩm plasitic, máy móc, thiết bị, phụ tùng. Còn thủy sản, rau quả, thực phẩm chế biến, sản phẩm dệt may, phương tiện vận tải,.. lại thuộc danh mục loại trừ, tức Ấn Độ không cam kết giảm thuế. Đối với hạt tiêu, chè, cà phê, Ấn Độ cam kết giảm từ thuế suất 90-100% xuống còn 40-50% vào ngày 31-12-2019.

Hiện nhiều mặt hàng của Việt Nam được hưởng thuế 0-7% khi vào thị trường Ấn Độ, như điện thoại các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, cao su, sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hoá chất, gỗ và sản phẩm gỗ.

Theo ông Huy, chỉ cần được giảm thuế một điểm phần trăm, hàng hoá Việt Nam đã có lợi thế khi thâm nhập thị trường Ấn Độ, do cách tính thuế của Ấn Độ. Chẳng hạn, một lô hàng trị giá 1.000 rupee xuất khẩu vào Ấn Độ, với thuế suất cơ bản 10%, với cách tính thuế của Ấn độ, tiền thuế phải nộp là 244 rupee, tức mức thuế đã lên 24,42%.

Do đó, chỉ cần được giảm một điểm phần trăm thuế thì khoản tiền thuế phải đóng cũng được giảm nhiều qua công thức tính thuế của Ấn Độ, ông Huy nói.

Nhiều sản phẩm Ấn Độ vào Việt Nam

Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được thị trường Ấn Độ tiềm năng, với dân số 1,2 tỉ người, thì doanh nghiệp Ấn Độ khá năng động. Hiện có hơn 100 văn phòng đại diện của doanh nghiệp Ấn Độ tại thị trường Việt Nam để kết nối xuất khẩu hàng hoá.

Hiện doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu khá nhiều sản phẩm của Ấn Độ, chủ yếu là những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, như mực sống, vải, bông, thức ăn gia súc và nguyên liệu, da, sợi,…

Theo một số doanh nghiệp, sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ phần lớn có giá cạnh tranh, chất lượng khá và vận chuyển nhanh do gần về khoảng cách địa lý. Chẳng hạn, một ký bông của Mỹ hiện có giá khoảng 2 đô la Mỹ với thời gian vận chuyển là từ 1,5-2 tháng, trong khi đó của Ấn Độ là 1,85 đô la Mỹ, với thời gian vận chuyển là một tháng. Hiện dược phẩm từ Ấn Độ cũng có giá trung bình thấp hơn dược phẩm từ châu Âu từ 60-70%.

Các sản phẩm trên thuộc 33,8% các dòng thuế đang hưởng thuế suất ưu đãi 0-9,4% khi vào thị trường Việt Nam, theo cam kết của Việt Nam khi thực hiện FTA ASEAN-Ấn Độ. Chẳng hạn như, thức ăn gia súc, dược phẩm, máy móc, thiết bị, ngô, bông, chất dẻo nguyên liệu, hoá chất, xơ, sợi dệt,…

(TBKTSG Online)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư