Diện tích chiếm đất lớn, sử dụng vốn vay trong nước, trốn thuế đất hàng trăm tỷ đồng một dự án, hay tiêu tốn năng lượng, công nghệ thấp… là những “hệ lụy” từ không ít dự án FDI có vốn tỷ đô. |
“Đây là cục diện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hơn 20 năm qua”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng hướng cả khán phòng của hội thảo về giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, diễn ra sáng 15/3, về phía biểu đồ số vốn FDI đã thu hút được.
Điểm dễ thấy là sự đột biến tại năm 2008, khi vốn FDI đăng ký vọt lên mức “lạc lõng” hơn 71 tỷ USD, cao gấp nhiều lần so với tất cả các năm còn lại. Nhưng phía dòng vốn giải ngân, cột biểu đồ vẫn “lùn” hơn hẳn, gần như rất ít thay đổi trong 3 năm gần đây.
“Riêng năm 2008 có tới 11 dự án tỷ đô”, ông Hoàng nói. Còn tình tổng cộng đến nay, trong khoảng hơn 20 dự án quy mô như vậy, có tới 13 dự án bất động sản, nhiều dự án thép, xi măng… mà trong đó, cũng đã có dự án bị rút giấy phép đầu tư.
“Chúng ta đã quá hy vọng vào những dự án tỷ đô”, người tiền nhiệm của ông Cục trưởng đương nhiệm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài thuộc Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) Phan Hữu Thắng giải thích về sự “ảo” nói trên.
Diện tích chiếm đất lớn, sử dụng vốn vay trong nước, trốn thuế đất hàng trăm tỷ đồng một dự án, hay tiêu tốn năng lượng, công nghệ thấp… là những “hệ lụy” từ không ít dự án FDI có vốn tỷ đô kể trên.
Ở chiều sâu nguyên nhân, sự “trả giá” đối với mong muốn có được dòng vốn ngoại chảy vào nhanh chóng xuất phát từ câu chuyện thời cuộc: tư duy nhiệm kỳ!
“Đó là do tư duy nhiệm kỳ, muốn thành tích đưa được dự án lớn về mình, dẫn tới ảo tưởng lẫn nhau”, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ nói. Quan điểm của vị này cũng nhận được nhiều sự đồng tình.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại giải thích thêm: “Đó là vì lợi ích cục bộ địa phương đặt trên lợi ích quốc gia”.
Theo ông Mại, trong thời gian vừa qua, nhiều địa phương không có đủ điều kiện thích hợp nhưng vẫn tiếp nhận những dự án hàng 4-5 tỷ USD, thậm chí 10 tỷ USD, đầu tư vào các dự án công nghiệp gang thép, xi măng, khiến nhiều nơi thừa công suất. Riêng với xi măng, Bộ Xây dựng cũng đã tuyên bố phải hạn chế và phải tạm dừng các dự án đã cấp phép.
Nhưng nhìn ở góc độ địa phương, “lỗi” ở phía tổng thể nền kinh tế như các trường hợp phá vỡ quy hoạch kể trên, xem ra lại đúng với điều kiện của tỉnh, của huyện, và ngay với yêu cầu từng nhiệm kỳ của người lãnh đạo.
“Địa phương nào cũng thấy bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng GDP… Mỗi nhiệm kỳ đều có nhiệm vụ như thế nên địa phương phải thu hút đầu tư để phát triển công ăn việc làm”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Phúc lưu ý thêm. Theo vị này, Việt Nam đang tồn tại tới 64 nền kinh tế, gồm 63 tỉnh và chính quyền trung ương, cùng “cạnh tranh” với nhau.
Với sự cạnh tranh như thế, nhiều “vận dụng sáng tạo” của địa phương có thể đem lại lợi ích cục bộ, có thể mới ở trên giấy, nhưng đã quên lợi ích quốc gia. “Nhiều cạnh tranh hết sức không lành mạnh, người ta không nghĩ đến những cái địa phương được nhận, đất nước được nhận”, ông Nguyễn Mại nói.
Ví dụ về lạm dụng ưu đãi cho nhà đầu tư được ông nêu với báo chí, có những địa phương ưu đãi đến mức vượt rào, khi giao đất chỉ thu rất thấp và phải vay của nhà đầu tư để trả tiền đất cho nhân dân.
“Vấn đề lớn nhất hiện nay không phải là chúng ta nghĩ dự án quy mô bao nhiêu mà là hiệu quả dự án”, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Ngọc Phi rút từ kinh nghiệm của địa phương hiếm hoi thu hút mạnh vốn FDI nhưng dự án quy mô lớn nhất chỉ 500 triệu USD.
Không thể tự hào với dự án tỷ đô, nhưng khu vực FDI giúp Vĩnh Phúc tăng trưởng rất nhanh chóng, xét về khía cạnh hiệu quả kinh tế. Năm 1989, thu ngân sách chỉ có 8-9 tỷ đồng, nhưng cho đến vừa rồi ngân sách tỉnh thu về khoảng 18 nghìn tỷ đồng, và kế hoạch năm 2012 là 20 nghìn tỷ đồng, ông Phi cho biết số thu nội địa chiếm tới 95% trong tổng thu.
“Cách đặt vấn đề là thu hút đầu tư phải phù hợp với điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội và nguồn nhân lực thì mới bền vững”, ông Phi chia sẻ như vậy từ góc độ từng là lãnh đạo của địa phương có các dự án công nghệ cao như Compal, Foxconn (Đài Loan), hay công nghiệp cơ khí lớn như Toyota, Honda, Hyundai…
Cho nên, những tồn tại trong thu hút đầu tư nước ngoài 25 năm qua, theo lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: thu hút không có chọn lọc, công nghệ thấp, tiêu tốn năng lượng, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao… đưa đến những hàm ý cần phải xử lý những điểm nghẽn trong quản lý nhà nước, mà trước tiên là từ quan điểm người lãnh đạo.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.