Lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn kêu rằng không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng; về phía ngân hàng mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay… Đem “nút thắt” này đến trao đổi với Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chúng tôi nhận được câu trả lời: Trong trường hợp này Chính phủ là người duy nhất có thể tháo được nút thắt này, thông qua việc mua lại toàn bộ nợ xấu (thông qua công ty mua bán nợ, hoặc qua các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối) để làm sạch bản cân đối của các NHTM, đồng thời cũng làm sạch (tương đối sạch) bản cân đối tài sản của doanh nghiệp…
Ngân hàng sẽ là người “chết” cuối cùng
Việc NHNN ban hành Thông tư 14 quy định về trần lãi suất cho vay (15%), với phạm vi khá rộng mà theo tính toán có thể có đến 99% số lượng doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp này. Nhưng ông Nghĩa chỉ ra hai vấn đề:
Thứ nhất, các ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng. Quy định của các ngân hàng chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp đang có nợ xấu và tình hình tài chính không lành mạnh thì sẽ không được vay. Với tiêu chuẩn này đã “gạt” mất cơ hội tiếp cận vốn của khoảng 97% số lượng các doanh nghiệp.
Thứ hai, ngân hàng quy định nếu cho vay mới phải nêu phương án kinh doanh, hiệu quả hoạt động và phương án trả nợ. Một khảo sát chi tiết ở 16 doanh nghiệp (đang tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất trung bình) thì tất cả đều không đạt được tiêu chuẩn quy định này của các ngân hàng.
Ông Nghĩa kết luận, vấn đề doanh nghiệp không tiếp cận được vốn hiện nay không nằm ở vấn đề lãi suất mà nằm ở việc xử lý nợ xấu.
Hiện nay, NHNN mới có một công văn duy nhất có nội dung cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ, xem xét giảm lãi suất nhưng trên thực tế thì quy định này dường như vô nghĩa đối với các doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp một khi không thể trả được nợ thì việc gia hạn là điều hiển nhiên, nhất là khi khoản gia hạn này vẫn được tính lãi (thậm chí là lãi suất cao).
Mặc dù, Chính phủ cho phép sau khi trích lập dự phòng rủi ro các NHTM có thể để ngoại bảng khoản nợ đó, nhưng hầu hết các NHTM đều để khoản dự phòng dư thừa đó cho năm sau. Có bao nhiêu ngân hàng hạch toán các khoản nợ đó ra ngoại bảng khi đã được trích lập dự phòng rủi ro? – Ông Nghĩa đặt câu hỏi.
Đứng trên quan điểm các NHTM cũng là các doanh nghiệp thì trước hết họ cũng phải vì lợi ích của bản thân mình. Chính vì thế mới có chuyện kinh tế càng khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng; hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.
“Cùng một mảnh đất trước kia định giá 1 tỷ đồng bây giờ chỉ còn 500 triệu đồng; cũng mảnh đất đó trước kia có thể vay đến 75% nhưng nay sẽ chỉ còn được vay 30% của số 500 triệu đó” – Ông Nghĩa lấy ví dụ thực tế từ một trường hợp mà ông đã gặp.
Từ đó có thể thấy rằng, các ngân hàng đang tái cơ cấu theo hướng kinh tế khó khăn, rủi ro tăng lên nhưng sẽ không ảnh hưởng một tý nào đến lợi ích của họ. Ông Nghĩa nói: “Nếu phải chết, ngân hàng sẽ là người chết cuối cùng”.
Chỉ có Chính phủ mới cứu được doanh nghiệp
Trước thực trạng trên, ông Nghĩa thẳng thắn: Việc kêu gọi các ngân hàng TMCP giảm lãi suất hay một số NHTM đưa ra gói tín dụng với lãi suất này, lãi suất kia thực chất chỉ là “giả vờ cứu doanh nghiệp”.
Về giải pháp, ông Nghĩa cho rằng, trong trường hợp này Chính phủ phải bỏ tiền ra, có thể thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc lấy tín phiếu ngắn hạn tại các ngân hàng NHTW sau đó hoán đổi thành các kỳ trung và dài hạn.
Vẫn biết rằng, để giải được bài toán này thì câu hỏi về nguồn vốn và nỗi lo lạm phát sẽ quay trở lại luôn là thường trực. Tuy nhiên, việc này cần phải được tiến hành ngay vì càng tiến hành chậm thì giá phải trả trong tương lai càng đắt.
Trả lời câu hỏi, liệu giải pháp thông qua đầu tư công để kích cầu nền kinh tế có khả quan không?Ông Nghĩa nhấn mạnh, cần phải phân biệt rõ ràng vì đầu tư tư nhân không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà phụ thuộc trực tiếp từ “hầu bao” của các ngân hàng.
Trường hợp những năm 1988 của Nhật Bản đang giống với Việt Nam hiện nay, vốn ngoài ngân hàng suy kiệt và ngân hàng đóng băng tín dụng. Chính phủ Nhật Bản lúc đó đã không cứu ngân hàng, không cứu doanh nghiệp mà chọn giải pháp tăng đầu tư công, với hy vọng rằng thông qua đầu tư công để phục hồi nền kinh tế.
Ngân hàng và doanh nghiệp rơi vào tình thế “không bên nào tin bên nào”, bên thì thừa vốn không dám cho vay, bên thì thiếu vốn để duy trì sản xuất. Đất nước Nhật Bản đã phải trả giá bằng 14 năm liên tiếp sản xuất đình đốn, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ.
(Theo TTVN)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.