Thức từ nửa đêm đến gần sáng, quanh năm chịu cảnh lấm lem ẩm ướt... nhưng dân buôn rau chợ đầu mối lại có hiệu quả lợi nhuận mà ai cũng mơ ước: kiếm 1 triệu với mỗi ngày làm việc 4 tiếng.
Khẳng định về điều này, chị Nguyễn Thị Hiền 33 tuổi ở Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đây là nghề chính mang cho gia đình chị một nguồn thu đáng nể, nguồn chính nuôi sống gia đình và bố mẹ. Chị Hiền không hề dấu, chỉ mong có sức khỏe, thời tiết và buôn bán thuận lợi thì mỗi ngày thu về ít nhất 1 triệu đồng tiền lãi.
Trong mắt nhiều người, buôn rau là công việc tưởng chừng như vụn vặt, mang lại thu nhập ít ỏi, chỉ dành cho bà lớn tuổi, không có công việc ổn định. Và có lẽ đó là một lý do khiến cho dân buôn rau dễ dàng được thông cảm của người mua, sẵn sàng ép nông dân mua rẻ rồi đẩy giá bán bất cứ lúc nào có thể để kiếm lời.
Rau cung cấp cho toàn Hà Nội chủ yếu từ các chợ đầu mối lớn, như chợ Ngã tư Sở (Đống Đa), chợ Dịch vọng Hậu (Cầu Giấy), chợ phía Nam (Hoàng Mai)... Các nguồn hàng thường được các dân buôn lấy là rau Mộc Châu, Bắc Giang hay gần nhất là rau Thường Tín, Hà Đông. Họ đến các bến xe như Long Biên, Hà Đông để lấy hàng từ đêm hôm trước hoặc chập sáng. Hoặc qua mối trung gian chuyển đến trực tiếp chợ cho các dân buôn.
Vất vả nửa đêm nhưng kiếm được 30 triệu một tháng. (Ảnh: ĐT) |
Với chị Hiền, công việc hàng ngày là đi lấy hàng từ 11h đêm và 3h sáng thì đến chợ đầu mối bán. Quanh năm chị thường lấy các loại rau như: dưa chuột, cà rốt, cà chua, su su, cải trắng, lơ xanh, đỗ ve... Chị nói: "những loại rau này dễ bán mà ít bị hỏng hơn các loại khác. Nhiều khi kiếm được hơn, hoặc mùa mà tiêu thụ nhiều thì lấy thêm".
Chị thường lấy mỗi loại hàng khoảng vài tạ trong một ngày, với tổng chi phí trung bình là từ 10 đến 15 triệu, có lúc kỷ lục lên đến 21 triệu. Với mỗi cân hàng đẹp, chị lãi với dân buôn là từ 1.000-1.500 đồng, còn bán lẻ thì lớn hơn 500-1.000 đồng so với dân buôn. "Mỗi thứ lãi một ít, góp lại thành nhiều em ạ", chị chia sẻ.
Không chỉ có bán buôn ở chợ đầu mối, chị còn tranh thủ bán lẻ ở chợ Khương Đình. Sau khi chợ đầu mối tan khoảng tầm 6h, những hàng chưa bán hết chị đưa về chợ lẻ bán. Với mức giá chênh lệch giữa chợ đầu mối và chợ lẻ, chị có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Ở thời điểm hiện tại, ở các chợ đầu mối giá su su 3.000 đồng/kg, đỗ ve 1.200 đồng/kg, dưa chuột 12.000 đồng/kg... thì ở chợ lẻ, chợ dân sinh, giá su su là 5.000 đồng/kg, đỗ ve 20.000 đồng/kg, dưa chuột 18.000 đồng/kg... Thậm chí, mức lãi còn cao hơn với những người mua tận ruộng và bán lẻ tại chợ xanh.
Chị Hiền kể: "Rau là thứ cần cho mọi người hàng ngày nên mặt hàng này rất ít bị tồn đọng lắm. Thường là chị bán hết ngay khi về chợ lẻ lúc 10h. Trừ đi vốn mua rau, chi phí xăng xe, vé chợ, các khoản hao hụt khác, thì mỗi ngày thuận lợi chị cũng thu được ít nhất hơn 1 triệu". Tính ra, với mức lãi hơn 30 triệu hàng tháng, đó thực sự là niềm mơ ước của nhiều người trong thời buổi khó khăn này.
Bà Phạm Thị Hoa ở Láng Hạ, tuy đã 60 tuổi nhưng hàng ngày bà vẫn lặn lội hàng ngày ra chợ đầu mối lấy rau về chợ cóc bán. Mỗi ngày bà thường lấy khoảng 1 triệu đến 1.500 tiền rau và thuê một người đi chợ rau cho bà. Trừ chi phí, cộng với lương khoảng 3 triệu/tháng cho người chở rau, thì hàng tháng bà cũng lãi khoảng tầm 12 triệu- 13 triệu. Với độ tuổi và khả năng lao động như của bà Hoa, thì số tiền thu nhập hàng tháng cũng là đáng để cho những người trẻ "thèm thuồng".
Cao cấp hơn, vợ chồng anh chị Hùng - Sáng ở Gia Lâm lại sắm hẳn một xe tải nhẹ 1,25 tấn để đi buôn rau. Mua xe về, tăng tải, nới thùng, làm bạt... để chờ được nhiều hàng, nhẹ như cồng kềnh như rau củ. Thậm chí còn thiết kể thêm một băng ghế để ngủ tạm trong xe khi cần để phù hợp với việc đi buôn rau ở chầu đầu mối.
Xe rau cũng là nơi ăn ngủ thâu đêm của vợ chồng anh Hùng. |
Anh Hùng cho biết, thông thường từ 4 giờ chiều, vợ chồng anh đã phải qua các xã trồng rau của Gia Lâm, sang tận Hưng Yên để gom đủ các loại rau củ. Việc mua, phân loại, đóng bao kéo dài đến tận 7 - 9 giờ tối. Sau đó, hai vợ chồng nghỉ ngay ở trên xe rồi sau đó phóng ra chọ đầu mối Long Biên cho kịp trước 12 giờ để giao hàng. Hôm nào thuận lợi thì 1 giờ đã xong hết.
Anh Hùng cho biết, mỗi chuyến hàng có đủ loại rau củ, với số vốn bỏ ra cũng không dưới chục triệu. Tuy nhiên, nếu thuận lợi thì cũng kiếm được gần 2 triệu tiền lãi sau khi trừ đi mọi chi phí.
"Bây giờ mối nhập, mối bán đều đã quen, sang sớm gọi điện đặt hàng, chiều qua nhận rồi báo hàng cho các mối mua. Nên cũng thuận lợi. Làm đều đều, kiếm đều đều. "Vất vả nhưng cũng là nghề kiếm được nên phải cố thôi", anh Hùng nói.
Mỗi ngày kiếm 1 triệu quả là hấp dẫn, nhưng để kiếm được số tiền đó với những người buôn rau đánh đổi phải hy sinh nhiều thứ. Chị Hiền chia sẻ: "Nghề này cũng vất vả lắm, bưng bê, đo đếm cả ngày chứ không phải ngồi một chỗ đếm tiền". Công việc này chiếm gần hết thời gian một ngày của chị. 11h đêm đi lấy rau rồi 3h sáng ra bán ở chợ đầu mối. Khi chợ đầu mối tan thì chị lại lục đục chuyển hàng về chợ lẻ bán tiếp.
"Chỉ có công việc thôi, chứ không có ngày nghỉ. Mỗi ngày chỉ ngủ được 4 tiếng. Con cái của mình vì công việc nên không được gần gũi như người khác, phải gửi cho ông bà chăm hết. Vì cuộc sống thôi mà", chị nói.
Thời tiết bình thường thì không sao, nhưng khi mưa, rét, sương mù, độ ẩm cao thì khổ hơn nhiều. Rau quả thì không tươi, rất nhanh hỏng. Nhiều lúc chị phải bù lỗ.
Nhìn chị Hiền với thúng, cân, bao túi quanh quẩn và chiếc áo rét dày cộm, nhem nhuốc lúc 4h sáng mùa rét này, trong khi mọi người vẫn đang chìm trong giấc ngủ, càng thấy công sức bỏ ra của các tiểu thương để trụ vững trong thời buổi khó khăn này là rất lớn.
(VEF)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.