Đôi khi, một mình chăm sóc con, với nhiều khó khăn chị cũng stress, nhưng nhìn con lớn khôn mỗi ngày, những khó khăn đó qua đi. Cũng một đôi lần, tình cảm mẹ con tưởng như phải xa cách, vì dù sao con cũng không phải chị đẻ ra, nhưng Mỹ Uyên không oán trách điều đó, vì chị hiểu sâu sắc tình mẫu tử. Và chị cũng luôn tin, dù ở đâu và với ai thì con gái cũng biết, với bé chị là một người mẹ đúng nghĩa và thương con hết mức.
- Chị có một cô con gái nuôi, vì sao chị không tự sinh mà lại xin con nuôi như vậy?
- Bé gái đó là con của em gái ruột tôi. Ngày xưa, cả nhà tôi ở quây quần, vợ chồng em gái cũng ở cùng tôi. Khi họ sinh em bé, vì là người một nhà, tôi lại đang độc thân nên cũng có nhiều thời gian qua lại và chăm sóc bé. Chăm sóc một thời gian dài, từ lúc bé sinh ra cho tới khi biết lẫy, biết bò thì tình cảm lớn dần lên, mọi thứ cứ diễn ra như bản năng. Một thời gian sau, vì hoàn cảnh, em gái tôi phải theo chồng về Tây Ninh, mà lúc này tôi thấy không xa bé được nữa rồi, nên ba mẹ bé đã để bé lại cho tôi chăm sóc.
Ý bạn nói là tôi có thể trở thành “single mom”?. Thì đúng là tôi có thể làm điều đó, nhất là khi xã hội đã khá cởi mở. Việc một phụ nữ chưa có chồng mà sinh con đã dần trở thành bình thường. Nhưng, nếu tôi tìm mọi cách để có một đứa con, thì có vẻ như tôi ích kỷ, không nghĩ cho con mình và cũng không nghĩ đến suy nghĩ của người đàn ông hợp tác với mình trong chuyện đó. Trong khi đó, tôi vẫn ước mơ một mái ấm, có chồng có vợ. Chẳng qua mọi thứ chưa tới, cái duyên thì phải chờ vậy, không phải vì mình muốn là được…
- Chưa từng lập gia đình và làm mẹ, tự tay chăm sóc một đứa bé từ khi còn đỏ hỏn, chắc chị cũng gặp nhiều khó khăn?
- Sau khi ba mẹ cháu về Tây Ninh thì chỉ còn một mình tôi chăm sóc nên đôi khi cũng có những tình huống dở khóc dở cười. Nói chung, chăm một đứa con nít thì rất cực, nhưng với tình yêu của một người mẹ dành cho con, tôi nghĩ người phụ nữ nào cũng vượt qua được.
- Hồi bé đương nhiên dạy bảo sẽ dễ dàng hơn, còn bây giờ cháu đã lớn và bắt đầu có những nhận thức từ xã hội xung quanh như một người trưởng thành. Chị có thấy hoang mang hay lo lắng gì không?
- (Cười) Quả đúng là đôi khi tôi cũng stress thật, vì trẻ con giờ lớn nhanh và nhạy cảm lắm. Có những điều mình không nghĩ là nó có thể hỏi hay nghĩ ra. Mỗi giai đoạn một khó khăn, khi bé thì sợ con đau, con khóc, lười ăn, biếng ngủ. Còn bây giờ, cháu đã lớn và học cấp 2 rồi, lại có những điều phức tạp hơn nhiều. Bé Na nhạy cảm hơn những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi rất nhiều. Có lẽ do ngày nhỏ, nó đã đi theo tôi khắp nơi, có những lúc sau giờ học, mà tôi phải đi làm nên buộc phải mang cháu theo. Cháu chứng kiến cuộc sống của người lớn ngay từ bé nên cảm nhận về cuộc sống sâu sắc hơn là vì thế. Cũng vì vậy mà cháu biết thông cảm với tôi nhiều hơn, thương tôi hơn, và cũng nghe lời hơn.
- Đối với cha mẹ đẻ nhiều khi dạy một đứa trẻ họ có thể được dùng đến roi vọt, còn như trường hợp của chị khi bé Na bỗng trở nên “cứng đầu”, khó bảo, thì chị phải làm sao?
- Thực sự những trường hợp nhận nuôi con nuôi đúng là dạy bảo một đứa trẻ sẽ khó khăn hơn bình thường một chút, vì nếu không khéo sẽ dẫn đến hiểu lầm, hiểu lầm từ chính đứa trẻ, và cả từ những người xung quanh. Đúng là đôi khi bé cũng làm tôi tức điên lên, nhưng tôi không nghĩ roi vọt là phương pháp tốt vì nó còn tùy thuộc vào tâm tính từng đứa trẻ. Bé Na rất ít nói, có điều gì không vừa lòng hay phật ý nó đều giữ trong lòng, mặt mũi lầm lì và khép kín. Tôi chỉ cần nhìn phản ứng là biết nó đang nghĩ gì, nên dù khi đó mình giận quá nhưng vẫn phải kiềm chế để bình tĩnh lại.
Tôi không la mắng, cũng không dùng roi vọt, bởi biết dùng chiêu đó là thất bại, vì con tôi là đứa nhạy cảm. Tôi không ít lần phải nhắn tin điện thoại, hoặc viết giấy để lại trên bàn học của con, tôi nói không hài lòng về nó như thế nào, rồi cũng hỏi thăm suy nghĩ của cháu. Hai mẹ con chọn cách giao lưu như vậy, và tôi thấy rất hiệu quả.
- 10 năm nuôi cháu vừa qua, yêu con bằng tất cả tình thương của một người mẹ, nhưng có khi nào chị phải rơi vào tình huống, hay nghĩ tới ngày cháu sẽ quay về với bố mẹ ruột?
- Thú thực là nghe câu hỏi này tôi đang cảm thấy chạnh lòng và có cảm giác lo lắng mơ hồ len lỏi vào. Cách đây 4 năm, vào dịp Tết bé Na về Tây Ninh ăn tết cùng em và bố mẹ. Tới hết ngày nghỉ lễ, tôi vẫn không thấy bố mẹ cháu đưa con bé xuống để đi học. Thì ra là em gái tôi và chồng nó muốn giữ bé ở lại cho cháu đi học trên đó. Khi biết ý định của họ, khỏi phải nói, tôi buồn và hụt hẫng tới mức nào. Lúc đó tôi đã khóc rất nhiều, nhưng rồi tôi cũng nghĩ đó là điều hiển nhiên, vì dù sao đó mới là cha mẹ ruột của cháu, tôi phải chấp nhận thôi.
Sau mấy ngày nhớ con quá, và dường như bé cũng rất nhớ tôi, hai má con mới lên mạng Yahoo chat, con bé nói nó nhớ trường lớp, nhớ các bạn và rất nhớ tôi nữa, thế là tôi cứ lặng người đi, nước mắt lại rơi. Tôi cứ để nó nói còn mình thì ngồi khóc, vậy mà dù không nhìn thấy nhau nhưng con bé hỏi: “Má đang khóc hả, má đừng khóc nữa vì con nhớ và thương má lắm. Ba mẹ không cho con đi, không ai đưa con đi thì làm sao con xuống với má được, vì con đâu biết đường…”
Sau tình huống đó thì ba mẹ cháu quyết định để cháu quay về thành phố và ở với tôi. Sự thật là những mối quan hệ con nuôi thế này nhiều khi rất phức tạp. Vì giấy tờ mọi thứ bé vẫn là con em gái tôi, tôi nuôi bé vì là tình thân máu mủ ruột rà chứ đâu có phải xin con nuôi rồi làm giấy tờ trước pháp luật, nên không thể lấy luật ra để đòi con. Nhưng tôi biết, dù có ở bên tôi hay bên cha mẹ cháu thì với cháu tôi vẫn là một người mẹ thương nó hết mực.
(Theo Mẹ yêu bé)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.