Mấy năm trước nhà văn Trần Thùy Mai gởi cho tôi một bài viết ngắn kể chuyện ở đất nước Singapore với những con đường có mái che để cho du khách có thể đi dưới mưa mà ngắm cảnh quan thành phố. Vốn là một du khách đến từ Huế, quê hương của những cơn mưa dầm lê thê, mưa thúi đất thúi trời những cũng vô cùng lãng mạn nên chị không giấu được cảm xúc, lòng cứ nôn nao, ngẩn ngơ về một cách khai thác du lịch thật tuyệt vời của đất nước đảo quốc Sư Tử.
Rồi chị ước mơ, giá như Huế, một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam với một không gian được ví như bài thơ đô thị sẽ tuyệt vời biết mấy khi lữ khách được nhìn ngắm khung cảnh thành phố trong mưa, được thưởng thức và sống cùng mưa Huế.
Sông nước lãng đãng như sương mù trong cơn mưa dầm xứ Huế. |
Bởi vì, mưa Huế - trong chừng mực nào đó - biểu hiện cho tâm hồn Huế. Người ta hay nói người Huế thường sống hướng nội. Tính cách này được hình thành bởi nhiều yếu tố: thiên nhiên sông nước trầm mặc, thành cổ rêu phong, những nhà vườn hun hút ngõ vắng… và chính mưa Huế là một yếu tố góp phần quan trọng làm nên tính cách tĩnh tại đó.
Những cơn mưa dầm ngày này qua ngày khác khiến sinh họat cuộc sống có nhiều thay đổi: Những người già ngồi thu lu trong nhà nhìn ra khu vườn vắng, người thiếu nữ bên khung cửa nhìn mưa mà mơ mộng, tình nhân và những nhóm bạn trẻ lại lang thang theo mưa đi tìm một góc quán kín đáo để… ngồi tâm sự, dòng sông con thuyền khoác lên mình một màu sương khói, những giấc mơ về sáng êm đềm thường đến trong đêm mưa làm nhớ không gian... Và những ai đã từng sống với những ngày mưa xứ Huế, khi xa bao giờ cũng mang theo những nỗi niềm mưa Huế lê thê xa xót đến bùi ngùi như nhà thơ, nhà báo Văn Công Toàn từng thốt lên rằng: “Chưa ướt tóc nghĩa là chưa yêu Huế”.
Không biết có phải từ ý tưởng của nhà văn nữ ấy không mà gần đây nghe thông tin Mưa Huế đã được chính quyền thành phố Huế chọn làm tour du lịch đặc sắc của chương trình du lịch cố đô. Đây là một quyết định có ý nghĩa mở ra một hướng đi mới của ngành du lịch địa phương.
Có những người Huế ở xa vẫn chọn thời điểm quy cố hương khi cố đô đang vào mùa mưa, bởi vì đối với họ, mưa là một nỗi nhớ sâu đằm làm sống lại ký ức tuổi thanh xuân, là những hình ảnh không thể nào thay thế trong ý thức tìm về của người xa xứ. Những ngày tôi sống ở Huế, cứ hễ có mưa là chuông điện thoại reo của bạn bè rủ đi “dầm mưa” chơi, rồi tìm một góc quán bên sông nhẩn nha trò chuyện, trong thâm sâu đó là thói quen của những người đã sống cùng mưa ở quê nhà.
Mưa như bụi giăng mù sông nước. |
Thành phố trong mưa như thay đổi hẳn diện mạo của mình, tươi xanh hơn nhưng cũng trầm mặc hơn, dòng Hương giang như xa hút khuất nẻo hơn, những góc quán cho khách lữ hành trở nên ấm áp. Những hàng quán hôi hổi nóng sốt bốc hơi của ẩm thực Huế sẽ níu chân khách qua đường. Cùng sống và đi với mưa Huế là dịp để cho du khách khám phá cảm nhận sâu về một không gian văn hóa đã bị khuất lấp bỏ quên. Mưa trở thành một đặc sản, một loại văn hóa phi vật thể của đất kinh xưa. Những vẻ đẹp ấy cần được khai mở.
Festival Huế đã trở thành một thương hiệu hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, thế nhưng có một nghịch lý là người Huế, đa phần là thiếu mặn mòi. Tôi nhớ có lần cùng anh em về tham dự trong một dịp Festival, cố họa sĩ Bửu Chỉ cầm vé máy bay trên tay khoe là đi Sài Gòn, lý do là sợ tiếng ồn, sợ sự náo nhiệt. Bởi vì tâm hồn Huế được nuôi dưỡng bằng sự tĩnh lặng, thâm trầm kín đáo… Nói theo cách của GS Hoàng Đạo Kính: Nếu muốn phát triển, muốn khai thác tiềm năng du lịch, muốn giàu lên thì tốt hơn hết bằng vào những gì Huế đang sở hữu. Hãy nhớ, đầu tư cho Huế là không đầu tư thêm gì cả!...
Nghĩa là Huế cứ mãi là Huế. Đầu tư chính là tìm mọi cách để bảo tồn thật tốt lăng tẩm, đền đài như nguyên trạng, môi trường, đường phố sạch sẽ thoáng đãng hơn. Sông Hương và đôi bờ cứ mãi trong xanh. Cảnh quan đô thị và cả nền văn hoá sống của người dân được giữ gìn, vun đắp. Tất cả những thứ đó là một loại vàng ròng để làm giàu có cho vùng đất di sản này, bởi mọi phương án trùng tu không chỉ để bảo tồn mà còn để khai thác.
Vì thế, mưa Huế sẽ là một sản phẩm du lịch ấn tượng vì mang bản sắc văn hóa Huế còn được lưu giữ bằng một tâm thế của con người cố đô vốn tĩnh lặng bình tâm. Du lịch với mưa Huế sẽ là cơ hội cho du khách khám phá và trải nghiệm một không gian văn hóa Huế mà trước đây đã bị bỏ quên.
(Theo Thời báo kinh tế SG)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.