Mùa hè đi du lịch biển, ngoài cá, tôm, cua, ghẹ… chúng ta còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn độc đáo từ sò và ốc. Có thể nói loài động vật nhuyễn thể hai mảnh giáp ở vùng biển tây nam thật vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt là ốc biển. Ai đã từng thưởng thức qua các loại ốc giác, ốc gai, ốc dừa, ốc leng, ốc mỡ, ốc nhảy… kể cả các loại sò, nghêu mà chưa “đụng" tới con ốc móng tay, coi như chưa tận hưởng hết quà của biển.
Ốc móng tay còn gọi là con móng tay hay con ngón tay, vì hình dáng nó như ngón tay, thon, dài từ 6 - 10 cm. Vỏ ốc gồm hai mảnh khép lại tạo thành hình ống, màu vàng nâu, bên trong là một khối thịt màu trắng sữa. Chúng sống dọc theo các bãi biển, quanh đảo và thích nằm sâu trong đất bùn hoặc cát với tư thế thẳng đứng. Thức ăn chủ yếu của con móng tay là phiêu sinh vật hoặc các loại phù du. Khi thủy triều xuống, bờ bãi nhô lên cũng là lúc chúng nhô lên, rời khỏi nơi ẩn trú đi tìm thức ăn.
Ốc móng tay vừa mới đánh bắt. Ảnh: Thiên Phúc |
Muốn đánh bắt con móng tay, người ta phải chờ lúc thủy triều xuống để lội ra xa bờ tìm bắt từng con rất vất vả. Tại các bãi biển Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang), bà con có cách bắt truyền thống rất hiệu quả. Mỗi người mang theo một cây que tròn như cây nhang và một lọ vôi ăn trầu. Mỗi khi phát hiện được miệng hang, họ chỉ cần lấy cây que chấm vào vôi rồi thọc sâu vào miệng hang. Vừa ngửi phải mùi vôi là con móng tay tự trồi lên, mọi người tha hồ mà lượm cho vào giỏ. Cách nầy tuy chậm nhưng chắc ăn. Bình quân mỗi con nước, một người có thể bắt từ 1 - 2 kg con móng tay.
Loài ốc nầy chỉ mới khai thác gần đây nhờ các tay sành điệu ẩm thực phát hiện ra thịt chúng mềm, mùi vị thơm ngon không thua gì các loại ốc len, ốc hương, sò lông, sò huyết... Hiện nay, ốc móng tay thường có mặt quanh năm, nhưng ngọt và chắc thịt nhất là tháng 5 và tháng 6 . Các nhà hàng đặc sản thường chế biến móng tay thành nhiều món ngon hấp dẫn, phổ biến nhất là món luộc, hấp, xào tía tô, xào tỏi, xào rau răm, rau muống…
Ốc móng tay xào tỏi. Ảnh: Thiên Phúc |
Muốn làm món nầy trước hết phải rửa sạch và trụng sơ qua nước nóng, đảo qua đảo lại cho hai mảnh vỏ bung ra để lấy thịt. Sau đó dùng thịt ốc để xào hoặc nấu. Đặc biệt muốn làm món xào tỏi, chúng ta nên dùng những tép tỏi chẻ đôi, chẻ ba rồi xào chung với thịt ốc, nêm nếm thêm gia vị (tiêu, ớt, nước mắm) sao cho vừa ăn.
Món nầy có thể dùng chung với cơm hoặc cuốn bánh tráng chấm với nước mắm chua cay mới cảm nhận hết cái mùi vị đặc trưng của móng tay.
Còn như muốn ăn “bụi”, bạn bè cứ mua vài ba kí, thêm mớ rau rừng, vài trái dưa leo chuột, xoài sống, chao, nước chấm…và một bếp ga rồi tìm một bãi biển lý tưởng, lót vài ba tờ báo, bày trận ... Mỗi người ngồi bệt xuống cát, quay quần bên nhau, luộc đến đâu ăn đến đó, vừa thưởng thức cái hương vị nồng nàn xứ biển, vừa nốc thêm một cốc rượu cho quên hết nỗi nhọc nhằn.
Về hàm lượng dinh dưỡng, cũng có một số tài liệu về y học cho biết ốc móng tay có vị mặn, tính mát, thịt chứa nhiều sắt và canxi, không độc. Có thể nói ốc móng tay tuy không phải là “sơn hào, hải vị” nhưng cũng được xếp vào món ngon lạ miệng, ai ra hòn Tre, hòn Nghệ hoặc Phú Quốc, dù chỉ ăn một lần thôi, lúc trở về đất liền vẫn còn vương mãi hương vị biển.
(Theo Thời báo kinh tế SG)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.