Bún riêu cua là món ăn bình dân nhưng ngon miệng và đặc biệt là hợp khẩu vị nhiều người khắp các vùng miền trong nước; vì thế, không chỉ được người Hà Nội ưa thích mà du khách khắp nơi có dịp về thủ đô lại tìm nơi thưởng thức hương vị món ngon dân dã này.
Món bún riêu nấu từ những con cua đồng vốn sinh sống trong bùn lầy đồng ruộng được "nổi danh" ở Hà thành nhờ đôi bàn tay khéo léo của các chị, các mẹ. Còn nhớ thuở ấu thơ, mặc dù trời nắng nóng vào giữa tháng 6, tháng 7, bữa cơm gia đình tôi vẫn thật vui vẻ và “mát” nhờ bát bún riêu cua mẹ nấu. Hồi đó cua đồng nhiều lắm chứ không hiếm như bây giờ. Vào hè, 5 giờ trời đã sáng, cũng là lúc mẹ tôi thường đi chợ sớm để mua được đồ tươi ngon về nấu cho cả nhà. Mẹ nói phải chọn con nào càng to, thân mập, khỏe, yếm khít thì riêu mới ngon do thịt cua thơm và chắc. Cua tươi sống mang về ngâm vào chậu nước vài tiếng cho sạch, lấy đũa khuấy liên hồi để vừa loại chất bẩn ra khỏi cua và để con cua bị say, dễ làm. Cua rửa sạch bóc bỏ mai, miệng và yếm, để mai riêng một góc còn lấy gạch. Phần thân cua xóc chút muối, dội lại lần nữa cho sạch, để ráo nước rồi giã bằng cối. Giã càng kỹ nước chắt ra càng ngọt, giã rối phí hết cả thịt cua ngon còn đọng trong bã. Nay, nhiều người dùng máy xay cua, nhưng không thể ngon bằng giã tay vì thịt cua thường bị xốp và sạn. Nước chắt ra cho vào nồi, thêm vài quả cà chua bổ hình múi cau, bỏ hột rồi đun sôi. Khi nước sắp sôi, dùng đũa khuấy nhẹ sao cho váng thịt cua nổi hết trên mặt nước mà không bị nát. Nhìn vào nồi nước dùng sôi sùng sục với những mảng thịt cua dần nổi lên cùng những miếng cà chua đỏ tươi nhào lên lộn xuống thật thích mắt. Gạch cua chưng thơm với hành mỡ, đảo nhanh tay sao cho không nát mà tạo màu vàng sẫm mới đạt yêu cầu, đổ vào nồi nước dùng, nêm chút hành hoa, gia vị rồi bắc ra. Bún ăn với riêu cua là bún rối, sợi nhỏ xíu; rau sống thái nhỏ gồm xà lách, kinh giới, húng láng, mùi thơm để ăn kèm. Ai ăn đậm hơn thì đã có nước chấm pha đường, dấm tỏi, chút ớt và hạt tiêu. Cả nhà vừa hít hà mùi riêu cua, gạch cua chưng thơm nức đầy hấp dẫn, vừa háo hức chờ mẹ chan nước riêu vào bát bún. Bát bún đang nóng hổi, múc ngay một thìa đưa vào miệng, xuýt xoa nhưng cái nóng không làm giảm đi hương vị thơm ngon của bát bún. Nếu phở ngon ở vị béo ngọt và ngậy thì bún riêu cua lại hấp dẫn ở sự tổng hòa đến tuyệt vời giữa vị ngọt đậm của thịt cua đồng, cái dôn dốt chua chua của nước dùng, cái thanh thanh của sợi bún và cái tươi mát của rau sống. Có ai ngờ món ăn thơm ngon đến như vậy lại được làm bằng nguyên liệu dân dã chốn đồng quê. Cũng bởi vậy mà nhiều người nói rằng, cứ ăn bún riêu cua lại nghĩ về quê nhà, thật chả sai chút nào! Trong nháy mắt bát bún chưa kịp nguội đã hết bay, lại múc bát nữa, cứ thế cho tới khi bụng no căng. Mẹ tôi thường bảo, ăn bún riêu vừa ngon, vừa mát, lại cung cấp can xi tự nhiên rất tốt cho cả nhà. Giờ đây không phải lúc nào cũng được ăn bún riêu cua do mẹ nấu, chúng tôi thỉnh thoảng vẫn ra hàng thưởng thức. Có mấy quán quen ở mạn gần phố Hàng Bông, ngồi vỉa hè thôi nhưng cũng phải chờ khá lâu mới tới lượt vì hàng đắt khách. Bát bún riêu cua ở các hàng quán thường có thêm miếng giò tai thơm ngon, rau rút vị bùi bùi, giòn sần sật, đậu phụ miếng rán vàng giòn rụm. Để bát bún thêm đậm đà, chủ hàng cho thêm chút mắm tôm khiến hương vị của món ăn thêm phần hấp dẫn. Bát bún trông không nhỏ mà cũng mau hết, và thực khách cũng thường ăn tới hai bát mới thấy đủ. Cũng có hàng cho thêm tiết gà, chả cá... nhưng có lẽ sự sáng tạo này là không nên. Bát bún riêu cua cần giữ được hương vị cua đồng tươi của chốn thôn quê dân dã. Bún riêu cua đồng. Ảnh: Thanh Hương Nồi riêu cua đang sôi, nhìn thật ngon mắt. Ảnh: Thanh Hương
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.