Vào mùa thi các sĩ tử ai cũng mong muốn mình có thể thức khuya để ôn bài mà không buồn ngủ. Nhiều người đã tìm đến với các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… để thức. Hiện nay, một số bạn còn truyền nhau sử dụng các loại thuốc, cao dán chống buồn ngủ để có thể thức thâu đêm suốt sáng… mà vẫn tỉnh táo.
Vào mùa thi các sĩ tử ai cũng mong muốn mình có thể thức khuya để ôn bài mà không buồn ngủ. Nhiều người đã tìm đến với các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… để thức. Hiện nay, một số bạn còn truyền nhau sử dụng các loại thuốc, cao dán chống buồn ngủ để có thể thức thâu đêm suốt sáng… mà vẫn tỉnh táo.
Thuốc nào chống buồn ngủ?
Các thuốc chống buồn ngủ này được tìm và mua dễ dàng qua các trang mạng, trong đó có chứa các thành phần như nhân sâm, ngũ gia bì, ngũ vị tử, đinh lăng, giảo cổ lam, glutamine, trimethylxanthin, và vitamin B1, B6… Một số loại còn có thêm trong thành phần là cao bạch quả, magnesi lactate… Các thuốc này được quảng cáo là giúp chống buồn ngủ và căng thẳng thần kinh, làm tỉnh táo, minh mẫn, khoẻ khoắn, giảm mệt mỏi; Giúp tăng cường thể lực và hoạt động của các tế bào thần kinh; Giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung và làm việc trí óc… Đối tượng thường sử dụng là học sinh, sinh viên căng thẳng mệt mỏi trong thời kỳ ôn thi; Người làm việc cần tập trung trí tuệ và sức lực; Người làm việc đêm, cần thức khuya: bảo vệ ca đêm, lái xe… Một điều đáng lưu ý là hầu hết những quảng cáo này chỉ nêu ra những công dụng của thuốc mà không hề nhắc đến những tác dụng phụ có thể xảy ra. Điều này khiến nhiều người vô tư mua thuốc về sử dụng mà không hề biết chúng có thể gây hại sức khỏe.
Và hệ lụy…
Các thuốc chống buồn ngủ thực chất là các thuốc có tác dụng tăng cường tỉnh táo, ngăn chặn cơn buồn ngủ, giúp người sử dụng có được trạng thái hưng phấn tức thời. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất kích thích, cao dán hoặc thuốc để chống buồn ngủ sẽ gây nên nhiều bất lợi cho tim mạch, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm thần, có nguy cơ làm chệch, rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Về lâu dài sẽ gây nên tình trạng lệ thuộc thuốc, mất trí nhớ và làm tê liệt cảm giác thèm ngủ.
Mỗi người cần ngủ trung bình 8 giờ mỗi ngày. Việc thiếu ngủ kéo dài khiến cho cơ thể mệt mỏi, các cơ đau nhức, mắt trũng và mờ đi. Thiếu ngủ sẽ làm giảm thiểu đáng kể sự tập trung và suy xét, nặng hơn sẽ gây cảm giác run rẩy ở các đầu chi, lâu dần gây rối loạn trí nhớ, thậm chí có những hành vi bất thường và hoang tưởng.
Như vậy, việc “trấn áp” giấc ngủ bằng thuốc hay các chất kích thích gây nghiện đều không có lợi cho sức khỏe tâm thần.
Ngay cả những tình huống bắt buộc phải sử dụng thuốc chống buồn ngủ (thuốc kích thích thần kinh) cũng phải uống theo đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Theo SK&DS