Bệnh nhân viêm khí quản mạn tính có thể lấy sứa sấy khô, mẫu lệ nung tán bột, trộn mật làm viên hoàn để uống. Với bệnh hen suyễn, nên lấy da sứa hầm với tiết lợn để ăn. Những người béo phì nên ăn sứa vì nó cung cấp rất ít năng lượng.
->> Nộm sứa biển
->> Bắt sứa làm thuốc
->> Giải độc sứa bằng giấm
Sứa có nhiều loại, thuộc lớp động vật ngành ruột khoang (Coelenterata). Loại sứa dùng làm thực phẩm chỉ gây ngứa nhẹ khi ta đụng phải nó. Đó là sứa sen (giống cây sen), tên khoa học là Aurelia aurita, có nhiều ở ven bờ biển Đông như ở Đồ Sơn. Ở cửa sông, ven biển nước ta còn thường gặp sứa chỉ, sứa hồng, có thể gây ngứa nhiều hơn. Còn các loại sứa sống ở những vùng biển khác như ở Australia, Bồ Đào Nha, Bắc cực thì không ăn được vì rất độc, có thể gây chết người. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu dược tính của chất độc đó.
Theo Đông y, sứa có tên là Hải triết; bộ phận thường được dùng làm thuốc là da, gọi là Hải triết bì. Hải triết tính bình, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, trị ho và lao tổn, hoạt huyết, tiêu ứ, nhuận tràng, chữa bế kinh, bạch đới, ít sữa; trẻ bị đơn độc, phong nhiệt (ngứa gãi chảy nước vàng). Hải triết bì tính bình, vị mặn, có công dụng tiêu đờm, nhuyễn kiên (làm mềm khối cứng trong cơ thể).
Trong sách của Tuệ Tĩnh, sứa có tên Thủy mẫu, tính ấm, vị mặn (có sách ghi tính bình và cũng nói đến những tính năng trên). Gần đây, sách Trung còn nói sứa biển có tác dụng hạ huyết áp, chặn ho, chống đầy bụng...
Một số ứng dụng:
- Bệnh do âm hư, đờm nhiệt, táo bón: Da sứa, bột củ năn (mã thầy) sắc lấy nước uống. Đây là bài thuốc nổi tiếng có tên “Tuyết canh thang” của Vương Mạnh Anh.
- Viêm phổi có mủ, giãn phế quản, ho nhiều đờm: Nấu sứa với củ năn hoặc cà rốt trong nồi bằng đất, làm thành canh để ăn.
- Trị ho trừ đàm, hạ huyết áp: Sứa 50 g, củ năn 50 g, tây dương sâm 10 g, gừng 5 g, hành 10 g, muối 5 g, dầu 30 g; canh gà 800 ml, 3 ngày ăn 1 lần.
- Trị ho, long đờm: Sứa tươi ngâm nước phèn, thái sợi, rửa sạch phèn, chần qua nước nóng khoảng 80 độ C, vớt ra để ráo, ăn cùng các loại rau thơm.
Người dân vùng biển còn có cách làm sứa muối: Lấy sứa tươi cạo rửa sạch nhớt, thái miếng, sau đó cho vào nước lá sung (hoặc lá đinh lăng hay vỏ vẹt băm nhỏ), đun sôi để nguội. Muối trong khoảng 4-5 ngày. Ăn cùng đậu phụ, rau thơm.
- Bế kinh gây ốm yếu, xanh xao, hay ho, tức ngực khó thở, có khi khạc ra máu: Dùng sứa biển nấu nước uống.
- Rối loạn mãn kinh: Dùng vài lạng sứa rửa sạch bằng muối, nấu nước uống (không ăn cái, không cho đường).
- Thiếu sữa: Sứa tươi thái nhỏ (bằng thanh cật nứa, không dùng đồ sắt), nấu ăn.
- Rôm sảy, lở ngứa, chốc ở trẻ: Lấy sứa biển rửa sạch với muối, nấu nước tắm rửa cho trẻ.
- Ngứa gãi chảy nước vàng: Nấu nước sôi, thêm ít đường phèn cho tan rồi bỏ sứa vào đun sôi lại, sau ít phút là ăn được.
- Lở loét da: Hầm sứa với đại táo, đường đỏ để ăn. Sứa nấu thành cao để đắp ngoài.
- Huyết áp cao: Rau nhà chùa trộn tỏi, sứa.
- Bổ dưỡng: Dùng đầu sứa nấu canh với xương lợn
- Bổ thận tráng dương: Sứa khô ngâm nước gạo, rửa sạch cát sạn, chần qua nước sôi, để ráo, thái chỉ. Tôm he khô, bóc vỏ ngâm mềm, giã bông, sao khô. Thịt lợn nạc ướp nước mắm, hạt tiêu xay, hành băm nhỏ, rán chín vàng, thái chỉ.
Dưa chuột bỏ ruột, thái chỉ, bóp muối, rửa sạch vắt khô, trộn với ít đường. Cà rốt, đu đủ gọt vỏ, nạo nhỏ, bóp muối, rửa sạch, vắt ráo, trộn với ít đường. Lạc rang chín vàng, giã dập. Trứng tráng mỏng thái chỉ. Lấy 1/2 thịt, tôm, trứng trộn với sứa cùng các loại rau củ, nước mắm, chanh, tỏi. Để ra đĩa rồi lấy 1/2 thịt, tôm, trứng còn lại rắc lên trên.
Hoặc: Sứa khô ngâm 6-10 tiếng trong nước lã cho mềm, rửa kỹ hết cát sạn, vắt khô thái chỉ, trộn nước gừng cho ngấm. Chần sứa trong nước sôi, để nguội, vắt khô, ướp nước mắm, tỏi, đường. Su hào, cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái chỉ bóp muối, rửa sạch, vắt khô. Thịt lợn lạng miếng mỏng ướp với hành tỏi băm nhỏ, hạt tiêu xay, muối rồi rán vàng, thái chỉ. Trộn đều, tất cả để ra đĩa, rắc lạc rang giã dập và rau mùi lên trên.
- Phòng chữa ung thư tiền liệt tuyến: Sứa 50 g, thịt lợn nạc 100 g, dưa chuột 250 g; dầu đậu, dầu vừng một thìa con, xì dầu, giấm gạo, muối tinh, tỏi, rau thơm tùy ý. Trình bày: dưới cùng là dưa chuột rồi đến thịt thái sợi xào, sứa, rau thơm. Hòa dầu, giấm, rưới lên trên rồi trộn đều. Dùng trước và sau phẫu thuật (thời kỳ hồi phục).
Lưu ý:
- Do sứa có tính mát nên cần thận trọng đối với người tạng hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài.
- Khi tắm biển, nếu chạm phải sứa biển bị nổi mẩn đỏ, ngứa thì lấy thịt sứa tươi xoa lên chỗ ngứa. Dùng rau muống biển (mọc sẵn trên bãi biển) rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp vào chỗ bị ngứa.
(BS Phó Đức Thuần // Sức Khoẻ & Đời Sống )
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.