Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhỏ. Bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu ở thận và bàng quang, do nhiều nguyên nhân. Ở bé gái, do niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị nhiễm các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai, hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng; ngoài ra, việc đóng bỉm không đúng cách hoặc các dị tật bẩm sinh ở đường tiểu cũng gây viêm đường tiết niệu cho trẻ.
Cháo chim sẻ rất tốt cho những trẻ viêm đường tiết niệu. |
Biểu hiện là trẻ có thể sốt nhẹ kéo dài, đôi khi sốt cao, vùng dưới rốn trướng đau, khi đi tiểu trẻ kêu la vì đau. Trẻ biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc. Một số trẻ em trai lớn hơn có động tác sờ vào “chim” do khó chịu. Trẻ có thể đái rắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, nước tiểu đục. Trẻ càng lớn thì hiện tượng đái buốt, đái rắt càng rõ hơn do trẻ đã nhận biết được. Trẻ bị viêm đường tiết niệu cần được chữa trị sớm tránh để bệnh chuyển thành mạn tính và suy thận. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên kết hợp cho trẻ ăn, uống các món thanh đạm, mát để giúp cho việc bài tiết nước tiểu thuận lợi hơn.
Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống khi trẻ mắc bệnh này để các bậc cha mẹ áp dụng khi cần.
Nước rau dền cơm: rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g), lá mã đề 30g (khô 15g), cam thảo đất 10g (khô 5g). Có hai cách chế: nếu dùng lá tươi thì rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy 100ml nước đặc chia 2 lần uống trong ngày, cần cho trẻ uống liền 3 ngày. Nếu dùng lá khô thì đun lấy 150ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước rau má: rau má 50g, mía đỏ 100g. Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước cho vào nước rau má quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liền 2 ngày.
Hoặc rau má nhặt kỹ. Mía đỏ rửa sạch, chẻ thành miếng nhỏ. Cho cả hai thứ vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước râu ngô: râu ngô 30g, lá mã đề 20g, đường trắng 10g. Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Cần uống liền 3 ngày.
Nước vỏ dưa hấu: vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 20g, mía đỏ 50g. Vỏ dưa hấu rửa sạch thái nhỏ, rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch cắt nhỏ, mía đỏ để cả vỏ chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 2 ngày.
Nước dứa ép. |
Nước dứa: dứa xanh 1 quả, đường phèn 10g. Dứa xanh chọn quả gần chín, đem nướng đều trên lửa khoảng 1 - 2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước đậu xanh: đậu xanh cả vỏ 100g, đường phèn 20g. Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm 300ml nước đun thật kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
Nước giá đậu xanh: giá đậu xanh 200g, lá mã đề 30g, đường phèn 30g. Giá đậu xanh, lá mã đề rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, lúc đói. Cần uống liền 3 ngày.
Nước dừa: dừa 1 quả, mía đỏ 100g. Dừa chọn quả bánh tẻ, bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Cháo hạt dành dành: hạt dành dành 10g, đậu đen 30g, đậu xanh 30g, gạo 50g, đường phèn 30g. Hạt dành dành cho vào nồi thêm 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 400ml nước đặc. Đậu xanh, đậu đen, gạo xay thành bột mịn, cho vào nước hạt dành dành quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Chia 2 lần cho trẻ ăn trong ngày lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày.
Cháo mã đề: lá mã đề 30g, đậu đen 30g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Đậu đen, gạo xay thành bột, cho vào nồi thêm 300ml nước đun trên lửa nhỏ. Lá mã đề rửa sạch, thái thật nhỏ. Khi cháo chín cho lá mã đề, bột gia vị vào đảo đều, cháo sôi lại một lúc lá được. Chia 2 lần ăn trong ngày, cần ăn liền 3 ngày.
Cháo chim sẻ: chim sẻ 3 con, gạo nếp 50g, hành tươi 10g, bột gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, ướp bột gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch thái nhỏ. Gạo nếp cho vào nồi thêm 400ml nước ninh thật nhừ, cho chim sẻ vào ninh tiếp. Cháo chín cho vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Chia 2 lần cho trẻ ăn trong ngày, cần ăn liền 3 ngày.
Cháo thịt rùa: thịt rùa 100g, thịt chó 50g, gạo 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt rùa làm sạch ướp bột gia vị, cho vào nồi thêm 400ml nước ninh thật nhừ. Thịt chó rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Khi thịt rùa nhừ cho thịt chó, bột gạo vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia 2 lần cho trẻ ăn trong ngày. Cần ăn liền 3 ngày.
- Để phòng viêm đường tiết niệu ở trẻ, cha mẹ cần quan tâm vệ sinh sạch sẽ các vùng hội âm như lau rửa cho trẻ nên thực hiện từ trước ra sau, tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn sang, đóng bỉm cho trẻ đúng cách. Nếu trẻ bị đái dầm, hẹp bao quy đầu, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu cần điều trị sớm. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, chơi kém, cần cho trẻ đi khám bệnh bởi vì nhiều trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân chính lại do viêm đường tiết niệu.
(Theo Lương y Đình Thuấn // Suckhoe & Đoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.