Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ". Theo truyền thuyết, tên gọi này bắt nguồn từ việc Phật tổ Thích ca Mầu ni sau khi ăn chuối tiêu chợt bừng sáng trí tuệ. Theo một truyền thuyết khác, chuối tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, các học giả Ấn Độ thường bàn luận các vấn đề triết học, y học... dưới gốc chuối tiêu, đồng thời lấy loại quả này làm thức ăn duy nhất. Vì vậy, người ta gọi chuối tiêu là: "Nguồn trí tuệ".
Các nhà y học trong lịch sử Trung Quốc cho rằng: Chuối tiêu tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tinh tủy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan vàng da, sưng tấy... Quả tươi, dầu chuối, hoa chuối, lá chuối, củ chuối... đều có thể dùng làm thuốc.
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh rằng: Chuối tiêu giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, lipid, đường, cenlulose, kali, canxi, sắt, phốt pho, các vitamin A, B, C, E... Chuối tiêu ít natri, không có cholesterol, nhiệt lượng thấp hơn các loài hoa quả nói chung, ăn thường xuyên cũng không gây béo phì.
Một nhà dinh dưỡng học người Đức còn phát hiện, chuối tiêu có tác dụng điều trị nhất định đối với các bệnh về tâm thần như dễ kích động, trầm uất..., gây tâm lý vui vẻ, yên tâm, thậm chí giảm nhẹ nỗi đau khổ, điều tiết trạng thái tinh thần.
Ở Mỹ, qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy, nếu mỗi ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu đều đặn, có thể giảm bớt các triệu chứng tai biến mạch máu não (trúng phong), cao huyết áp... do chuối có hàm lượng kali cao. Người Anh còn phát hiện chuối tiêu xanh có tác dụng phòng và chữa bệnh loét dạ dày rõ rệt.
Vỏ chuối tiêu có tác dụng trị nấm, vi khuẩn; đem sắc vỏ chuối lấy nước rửa có thể trị hắc lào, viêm ngứa da.
Hoa chuối tiêu đem đốt lấy tro toàn tính, tán bột, hòa nước muối có thể trị được bệnh đau dạ dày. Lá chuối tiêu giã, trộn nước gừng đắp vào chỗ sưng do nhiễm trùng, có công hiệu tiêu viêm, giảm đau.
Dầu chuối có tác dụng chữa phong nhiệt, phiền khát, bôi chữa vết bỏng da. Việc chải đầu bằng dầu chuối giúp chữa chứng tóc khô vàng, làm đen tóc.
Việc ăn chuối quả thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp, rất hợp với người bị mắc bệnh cao huyết áp, trĩ chảy máu, táo bón.
Củ chuối chứa chất phenol. Nước củ chuối có tác dụng nhanh chóng hạ sốt đối với người mắc bệnh "viêm não B" bị sốt cao, chữa mụn nhọt.
Chuối tiêu tính hàn cho nên người bị bệnh tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên ăn nhiều.
Một số bài thuốc dùng chuối tiêu:
- Cao huyết áp: Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1-2 quả, liền trong 2 tháng.
- Loét dạ dày: Chuối xanh sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 gam.
- Ngứa da: Sắc vỏ chuối lấy nước rửa.
- Bỏng da: Dùng dầu chuối bôi, ngày 1-3 lần.
- Táo bón: Quả chuối 250 gam, ăn trước khi ngủ.
- Mụn nhọt: Lá chuối tiêu tươi giã nát, vắt lấy nước bôi.
- Nứt nẻ da chân tay: Chuối tiêu 1 quả, chuối nhừ càng tốt, sấy nóng. Mỗi buổi tối rửa tay chân bằng nước ấm, xoa chuối vào chỗ đau, dùng liên tục sẽ khỏi.
(Việt Nam thư quán)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.