Hiện nay, dịch cúm A/H1N1 đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung hay dịch cúm A/H1N1? Trong dân gian, có nhiều bài thuốc từ củ gừng, lá gừng để chữa bệnh. Gừng là một món ăn bài thuốc quen thuộc của nhiều người. Dùng gừng tươi trị cảm cúm là bài thuốc truyền thống của rất nhiều nước trên thế giới.
Gừng giải cảm tốt
Củ gừng có tên gọi là sinh khương. Tùy cách bào chế theo mục đích sử dụng, gừng khô còn có tên gọi là can khương, gừng nướng có tên ổi khương... Trong phòng và chữa cúm, người ta thường dùng gừng tươi làm thuốc. Gừng có vị cay, tính nóng, có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, tiêu hóa nên thường dùng trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa. Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2%-3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola.
Một số bài thuốc chữa cảm cúm
- Cháo giải cảm. Gừng tươi 5-10 g, gọt vỏ, thái chỉ; lá tía tô, hành hoa thái nhỏ, lòng trắng trứng gà 2-3 quả. Gạo vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín đổ vào bát có chứa các thảo dược nói trên, khuấy đều, ăn nóng. Món ăn bài thuốc này có tác dụng khu phong hàn, giải cảm, thích hợp dùng cho người cảm mạo phong hàn không ra được mồ hôi, sốt cao, đau nhức mình mẩy, chảy nước mũi, sợ gió, sợ rét...
- Canh gừng giải cảm. Gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ 10–20 g, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng khuấy đều, đun sôi bắc ra ăn nóng. Canh gừng vốn là một món ăn bài thuốc kinh nghiệm trong trị cảm cúm của người Ấn Độ và người Trung Quốc. Ăn canh gừng nóng có tác dụng đào thải mồ hôi và chất cặn bã trong cơ thể, làm hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm.
- Chè gừng giải cảm. Gừng tươi thái chỉ, thêm nước đun sôi 5-10 phút, thêm chút đường uống nóng, chia uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm ho, giải cảm... thích hợp dùng cho người cảm cúm không ra được mồ hôi.
- Bia gừng tươi. Theo kinh nghiệm của người Nam Phi, dùng 2 muỗng mật ong, nước chanh và gừng tươi cho vào cốc bia, tiếp tục cho thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào rồi uống từ từ. Món ăn bài thuốc này có tác dụng làm giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu, ngạt mũi, đau họng... ở người cảm cúm.
- Ngâm chân giải cảm. Với người cảm cúm chân tay giá lạnh, ghê gió sợ rét, chân tay lạnh, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, có thể dùng một củ gừng tươi giã nhỏ, cho vào xô nước nóng cho người bệnh ngâm cả hai chân cho đến khi toàn thân nóng ấm dễ chịu là được. Có thể dùng một củ gừng tươi giã nhỏ, xào nóng, thêm chút rượu, gói vào khăn vải đánh gió cho người bệnh.
(Theo Bác sĩ QUÁCH TUẤN VINH // Nguoilaodong Online)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.