hotline Hotline: 0977 096 677

Viêm da dị ứng và thuốc điều trị

 Khi bị mắc VDDƯ, da trở nên ngứa và viêm kèm theo các triệu chứng như đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy. Chàm (eczema) là một thuật ngữ chung cho nhiều loại viêm da trong đó VDDƯ là loại thường gặp nhất. Bệnh hay gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới, hay xảy ra nhất ở nhũ nhi và trẻ em.

 
Nguyên nhân của VDDƯ chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Trước đây, người ta nghĩ rằng VDDƯ là do rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, những yếu tố xúc cảm như stress chỉ có vai trò thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Các triệu ứng của VDDƯ thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố khiến người bệnh gãi, chà xát do đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.
Việc điều trị da khô rất quan trọng. Cần sử dụng những thuốc làm dịu có tác dụng làm ẩm da và tái lập lớp hydro lipid của da. Nên chọn loại kem trung tính, không có chất thơm hoặc chất bảo quản. Loại kem này phải chứa các chất có khả năng thâu tóm và giữ nước ở vùng lớp sừng. Trong những đợt kịch phát, bệnh gây ngứa rất nhiều ở những vết thương tổn. Vì vậy, cần thiết phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ. Sau đây là các nhóm thuốc hay dùng:
Các corticoid bôi da (dermocorticoid)
 
Là một trong những yếu tố chủ chốt để chống viêm da, rất cần thiết khi bệnh nhân đang ở đợt kịch phát. Hay dùng các hoạt chất như betamethasol, hydrocortisol, fluticason...Các thuốc này có tác dụng chống viêm do làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu và làm biến đổi các phản ứng miễn dịch. Chúng cũng có tác dụng chống tăng sinh làm hạn chế sự tổng hợp collagen, tuy nhiên, về lâu dài thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ kiểu như teo da. Phải thận trọng khi dùng dermocorticoid ở mí mắt vì nguy cơ đục thủy tinh thể hoặc glaucome).Thường bôi ngày một lần cho tới khi đỡ, khoảng 10 ngày. Nên bôi vào buổi tối để giữ thuốc tại chỗ được lâu hơn. Bôi hai lần mỗi ngày không có lợi ích gì thêm (trừ trường hợp một số thể eczema lichen hóa) nhưng lại làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Sự ngấm thuốc qua da tăng cao trong trường hợp da bị thương tổn lớn. Tác dụng phụ có thể gặp là teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, bội nhiễm. Tác dụng toàn thân, nhất là với trẻ em có thể dẫn đến hội chứng dạng Cushing dẫn đến chậm lớn, thậm chí suy thượng thận trong trường hợp ngừng đột ngột sau khi dùng lượng lớn loại dermocorticoid mạnh.
 
Tacrolimus (protopic)
 
Là một dẫn xuất kháng sinh nhóm macrolid được lựa chọn  trong những dạng VDDƯ nặng mặc dù đã dùng dermocorticoid đúng quy cách mà vẫn không đáp ứng. Tacrolimus rất ít hấp thu toàn thân. Thuốc ức chế sự tổng hợp và giải phóng các cytokin gây viêm, không có tác dụng gây teo da như các dermocorticoid kem. Thuốc có thể bôi lên các tổn thương ở thân và ở mặt. Không được bôi lên các niêm mạc, trên da nhiễm khuẩn hoặc dưới băng kín. Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi và người suy giảm miễn dịch.Chỉ bôi lên các tổn thương, hai lần/ngày dưới dạng lớp mỏng cho tới khi hết eczema rồi ngừng. Trong vòng 2 tuần nếu không thấy hiệu quả thì nên ngừng ngay. Không bôi lên các tổn thương cơ có tiềm năng ác tính hoặc lên tổn thương tiền ung thư. Tác dụng phụ chủ yếu là bỏng hoặc ngứa, nhất là ở những ngày điều trị đầu tiên và gặp nhiều ở người lớn hơn ở trẻ em. Khi có bội nhiễm phải ngừng ngay. Hạn chế ra ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị.
 
Ciclosporin (neoral, sandimmun)
 
Là một cách điều trị ngoại lệ đối với VDDƯ nặng ở người lớn, sau khi các cách điều trị khác đã thất bại. Ciclosporin dùng trong điều trị ngắn hạn, khoảng 8 tuần.
 
Thuốc kháng histamin
 
Ngứa của viêm da dị ứng không phải chỉ đơn thuần do histamin. Các thuốc kháng histamin dùng cho chỉ định này có hiệu quả thất thường. Tuy nhiên, chúng cũng giúp ích khi rất muốn gãi. Không nên dùng các kháng histamin nhóm phenothiazin trong thời kỳ ra nắng nhiều do nguy cơ nhạy cảm ánh sáng. Đôi khi cần tác dụng an thần (hydroxyzin) để bớt gãi ban đêm, nhất là ở trẻ em.
 
Thuốc chống nhiễm khuẩn
 
Cần chống bội nhiễm vi khuẩn  (nhất là tụ cầu vàng) trong trường hợp chốc, lở hoặc viên nang do tụ cầu vàng. Có thể dùng các thuốc sát khuẩn khi tắm ấm sau đó tráng kỹ. Cũng có thể dùng tại chỗ các dung dịch nước hoặc có bọt. Nếu phối hợp các thuốc sát khuẩn, thuốc làm dịu và nếu dùng xen kẽ các thuốc sát khuẩn để tránh chọn lọc vi khuẩn. Kháng sinh tại chỗ như acid fusidic cũng có ích trong trường hợp nhiễm khuẩn khu trú nông. Trong một số trường hợp, cần thiết phải dùng đến liệu pháp kháng sinh bằng đường uống như amoxycilin hoặc các cephalosporin.
 
Bệnh VDDƯ gây khó chịu, nhiều biến chứng nếu dùng thuốc không đúng quy định. Cần chăm sóc về mặt tâm lý và nên chú ý đến điều kiện sống và môi trường sống. Cuộc sống gia đình hài hòa, ít stress giúp con người ít bị một số thể dị ứng. Cần làm vệ sinh nhà ở thường xuyên. Nhà ít có bọ, bụi nhà, mát mẻ, khô ráo. Nên tắm biển hoặc tắm suối nước nóng rất có lợi cho điều trị VDDƯ.
 
Theo SK&ĐS

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư