Cách đây không lâu, ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nhiều người vào siêu thị hỏi mua cho được các chế phẩm được cho là có tác dụng “làm lùi tuổi già, phục hồi tuổi trẻ”.
Câu chuyện sử dụng hoóc-môn để đẩy lùi tuổi già, phục hồi tuổi trẻ đã thịnh hành ở các nước phương Tây, hết hoóc-môn này tới hoóc-môn khác theo những nghiên cứu của hãng dược nhưng chúng có thực sự mang lại tác dụng.
Quá đơn giản: thiếu thì bổ sung?
Hiện nay, nhờ công nghệ sinh học và kỹ thuật tái tổ hợp ADN, người ta có thể sản xuất nhiều loại hoóc-môn dùng làm thuốc, thậm chí sản xuất số lượng lớn là chế phẩm “thực phẩm chức năng”. Riêng testosterone được dùng là loại tổng hợp có dạng tiêm chích, dạng uống và dạng rất tiện dụng là thuốc mỡ bôi ngoài da (hoóc-môn xuyên thấm qua da vào máu để cho tác dụng).
Từ lâu, các nhà khoa học có ghi nhận vai trò một số hoóc-môn đối với quá trình lão hoá của con người. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, ở người tuổi càng cao, lượng một số hoóc-môn tiết ra càng giảm. Từ đó nảy sinh quan điểm bào chế các hoóc-môn suy giảm theo tuổi già dùng làm thuốc bổ sung nhằm chống lão hoá. Trước đây, người ta đã đổ xô mua thuốc melatonin vì có nghiên cứu thấy hoóc-môn này giảm rõ rệt khi người ta già đi. Sau đó, người ta hăm hở tìm đến GH do một số công trình nghiên cứu cho thấy bổ sung GH có làm tăng khối lượng cơ bắp và giảm khối lượng mỡ ở người cao tuổi. Còn testosterone rõ ràng là giảm khi người nam bước vào tuổi xế chiều và trong thời gian gần đây đã có “chiến dịch quy mô” của các hãng dược lớn quảng bá dùng hoóc-môn này nhằm “cải lão hoàn đồng” cho nam giới 50 tuổi trở lên.
Dao hai lưỡi
Vẫn chưa có khẳng định chính thức từ các nhà khoa học về tác dụng thực sự của các hoóc-môn vừa kể đối với quá trình lão hoá của con người.
Riêng testosterone thì một nghiên cứu thực hiện tại đại học Pennsylvania (Mỹ) trong 3 năm, cho thấy không phát hiện tác động tích cực nào của nó đối với sức khoẻ đàn ông trên 55 tuổi so với người không dùng hoóc-môn này. Trong thực tiễn lâm sàng, người ta có dùng testosterone khi có hiện tượng thiểu năng sinh dục nam. Và dùng testosterone hay hoóc-môn nói chung, phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Điều đáng quan tâm là dùng testosterone chẳng khác nào dùng dao hai lưỡi và lưỡi gây hại thì cực kỳ sắc bén.
Mặc dù là thuốc bôi ngoài da nhưng testosterone vẫn hấp thu qua da gây các phản ứng có hại. Nữ giới dùng thuốc bôi “cải lão hoàn đồng” này trong thời gian dài sẽ bị nam hoá như mọc râu, nổi mụn, giọng nói trầm, vô kinh… Còn nam giới dùng bừa bãi testosterone sẽ bị chứng vú to, vô sinh (tinh hoàn không sinh tinh trùng), nếu phì đại tuyến tiền liệt sẽ phát triển thành ung thư, gây viêm gan vàng da ứ mật và dùng dài lâu sẽ bị suy gan…
(Theo afamily)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.