hotline Hotline: 0977 096 677

Tai biến do ngưng dùng thuốc

Bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin, khi sử dụng đều có thể gây tác dụng phụ bên cạnh tác dụng chính là điều trị hoặc phòng bệnh. Tuy nhiên, thực tế dùng thuốc lại có hiện tượng ngược đời: thay vì do dùng thuốc thì chính sự ngưng dùng, đặc biệt ngưng đột ngột lại gây ra tác dụng phụ, làm khốn khổ người bệnh!

Uống cũng khổ, ngưng cũng khổ

Tác dụng phụ của thuốc nói chung được định nghĩa là: “tác dụng không mong muốn, gây khó chịu, thậm chí độc hại; xảy ra khi dùng một thứ thuốc ở liều thông thường để chữa bệnh, phòng bệnh và chẩn đoán bệnh; hoặc để thay đổi một chức năng sinh lý ở người”. Tác dụng phụ thường xuất hiện khi đang dùng thuốc, có thể ở lần dùng đầu tiên (như uống thuốc kháng histamin trị dị ứng thuộc thế hệ thứ nhất sẽ gây tác dụng phụ buồn ngủ); có thể do dùng lâu ngày (như dùng thuốc phenylbutazon lâu ngày có thể bị tác dụng phụ mất bạch cầu hạt).

Đặc biệt có một tác dụng phụ không thuộc loại phổ biến có thể xảy ra, đó là tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc. Tác dụng phụ này còn gọi là “tai biến do ngưng dùng thuốc” (nước ngoài viết tắt ADWE, xuất phát từ Adverse Drug Withdrawal Events), được định nghĩa là biến cố xảy ra với các triệu chứng rối loạn, do đang dùng một thứ thuốc nào đó mà lại đột ngột ngưng không dùng nữa.

Định nghĩa về tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc như trên làm ta liên tưởng đến các thuốc gây nghiện, kể cả ma tuý, có thể kể: thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện, gọi chung opioid (như morphin, pethidin, fentanyl), thuốc an thần gây ngủ nhóm benzodiazepin (như diazepam), thuốc giảm cân kích thích là các dẫn chất amphetamin… Các thuốc này khi đã quen dùng thời gian dài sẽ làm thay đổi chuyển hoá cơ bản của các tế bào thuộc hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật. Những tế bào này lệ thuộc vào thuốc, nghĩa là chúng hoạt động một cách bất thường theo tác dụng của thuốc. Nếu đột ngột ngưng thuốc, chúng sẽ phản ứng bằng tác dụng phụ, gọi là “hội chứng cai thuốc”, bao gồm mất ngủ, vật vã, đau nhức, ói mửa, toát mồ hôi, nước mắt chảy ràn rụa, tiêu chảy liên tục...

Thuốc nào có thể là thủ phạm?

Các loại thuốc gây tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc thường gặp là các thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh. Nếu dùng liên tục, triệu chứng bệnh không xảy ra nhưng đột ngột ngưng, triệu chứng bệnh trỗi dậy, thậm chí còn trầm trọng hơn. Thí dụ như thuốc clonidin trị bệnh tăng huyết áp, hoặc thuốc chẹn bêta như propranolol, nếu đột ngột ngưng dùng sẽ làm huyết áp tăng vọt, rất nguy hiểm. Đối với thuốc chống trầm cảm loại ba vòng (như nortryptilin, clomipramin), đột ngột ngưng dùng sẽ làm trạng thái tâm thần người bệnh xấu đi, thậm chí có người còn tìm cách tự tử. Các thuốc trị động kinh (như carbamazepin) cũng thế, đột ngột ngưng dùng, bệnh nhân ngay lập tức sẽ lên cơn động kinh.

Để khắc phục những tác dụng phụ đó, có một biện pháp là dùng thuốc giảm liều từ từ trước khi ngưng hẳn, để giúp cơ thể thích ứng dần và không được đột ngột ngưng. Điển hình của giảm liều từ từ có thể kể là chỉ định ngưng từ từ sau khi dùng thuốc glucocorticoid trong thời gian dài (nhóm thuốc thường được gọi tắt corticoid, như prednisolon, dexamethason…), bởi dùng lâu glucocorticoid sẽ làm hoạt động tuyến vỏ thượng thận ức chế. Khi đó, giảm liều từ từ giúp tuyến nội tiết này thích nghi và trở lại hoạt động bình thường, nếu không bệnh nhân sẽ khốn khổ vì thiếu corticoid nội sinh do chính tuyến vỏ thượng thận tiết ra.

Để tránh các tai biến

Những điều trình bày trên đã cho thấy phần nào tác dụng phụ của thuốc rất đa dạng. Do đó, ngoài quan tâm tác dụng phụ xảy ra khi đang dùng thuốc (đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài), người bệnh còn phải hết sức lưu tâm đến cả các rối loạn do ngưng dùng thuốc.

Muốn vậy, người sử dụng thuốc cần lưu ý: phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc hoặc đột ngột ngưng dùng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Khi bác sĩ chỉ định giảm liều từ từ, phải theo đúng cách thức giảm liều đó, trước khi đi đến quyết định ngưng dùng hoàn toàn. Khi đang dùng và sau khi ngưng dùng, nếu xuất hiện những rối loạn, những phản ứng bất thường trong cơ thể, cần đến bác sĩ tái khám ngay để có những xử trí y khoa kịp thời.

Tỉnh táo trước thông tin cảnh báo

Khi đang dùng một thuốc nào điều trị bệnh và đọc được thông tin cảnh báo về thuốc đó thì không nên tự ý ngưng bỏ thuốc nửa chừng mà cần chờ ý kiến quyết định của bác sĩ điều trị. Như cách đây vài năm, có tin cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông báo thuốc trị tâm thần phân liệt olanzapine (zyprexa) là loại thuốc gây tác dụng phụ nhiều nhất so với nhiều thuốc khác và đưa vào danh sách mười thuốc cần cảnh giác. Ở ta, một số bệnh nhân đang điều trị rất tốt với thuốc này, trước thông tin như thế, đã vội không dùng nữa và bệnh tái phát rất trầm trọng. Hiện olanzapine vẫn được tiếp tục lưu hành mà chẳng có việc gì.

Gần đây, có một công bố của cơ quan quản lý dược phẩm Pháp (AFSSAPS) về danh mục gồm 59 thuốc cần đặc biệt theo dõi đã làm nhiều bệnh nhân rất lo, đến độ tính chuyện bỏ dùng thuốc có trong danh sách đó. Đúng là có một thuốc nằm trong danh mục công bố sau đó bị cấm lưu hành (benfluorex) nhưng các thuốc còn lại đều đã được chứng minh mang đến lợi ích điều trị (thông qua cấp phép lưu hành) và chưa có quyết định pháp lý nào bắt buộc ngưng không cho tiếp tục lưu hành và ngưng sử dụng trong điều trị. Cơ quan AFSSAPS cũng có khuyến cáo, bệnh nhân không được ngưng sử dụng những thuốc có trong danh mục cần cảnh giác nêu trên trong bất cứ trường hợp nào, nếu không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

(Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức // SGTT Online)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư