Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm đường hô hấp mạn tính có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm làm tăng phản ứng phế quản gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn khò khè khó thở, chủ yếu ở thì thở ra. Tỉ lệ trẻ mắc HPQ tăng nhanh trên thế giới, đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương trong 20 năm đã tăng 3 - 4 lần.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị HPQ, tuy nhiên thường sử dụng các loại sau:
Thuốc kích thích chọn lọc beta 2 adrenergic
Thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, thúc đẩy quá trình làm sạch các chất nhầy trong phế quản, giảm tính thấm thành mạch, ức chế giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác. Thuốc có hai loại: loại tác dụng ngắn - SABA (Short Acting Beta 2 Agonist) dùng để cắt cơn hen. Và loại tác dụng dài - LABA (Long Acting Beta 2 Agonist) dùng để kiểm soát hen. Thuốc có nhiều dạng dùng như dạng khí dung thường có thuốc salbutamol (ventolin) hay terbutalin (bricanyl) tác dụng nhanh trong 1 - 5 phút và kéo dài 4 - 6 giờ. Dạng hít xịt hoặc phun mù: với loại tác dụng ngắn, hiệu quả nhanh như thuốc dùng dạng khí dung, với loại tác dụng dài có formoterol hay salmeterol có tác dụng chậm, hiệu quả bắt đầu sau 3 - 10 phút, kéo dài đến 12 giờ. Dùng qua bình xịt (babyinhaler). Hiện nay, các thuốc tác dụng dài được phối hợp với glucocorticosteroid dạng hít để điều trị kiểm soát hen.
Thuốc dạng uống có loại tác dụng ngắn bắt đầu có hiệu quả trong 30 phút, tối đa sau 2 - 3 giờ, kéo dài đến 6 - 8 giờ. Loại tác dụng dài có nguồn gốc từ SABA được bào chế thành dạng viên phóng thích chậm như volmax hay serevent, tác dụng kéo dài 12 giờ nên chỉ cần dùng 2 lần/ngày. Còn dạng tiền chất của SABA, như bambec uống vào cơ thể mới chuyển hóa thành terbutalin, thuốc này tác dụng kéo dài 24 giờ nên chỉ cần uống 1 lần/ngày. Thuốc dạng tiêm chỉ dùng khi có cơn hen nặng, nhưng dùng đường này dễ có tai biến nhịp nhanh kịch phát hoặc rung thất.
Nói chung, các thuốc kích thích chọn lọc beta 2 adrenergic ít độc, độ an toàn cao, ít ảnh hưởng đến tim mạch nên được sử dụng khá rộng rãi.
Còn các thuốc kích thích không chọn lọc beta 2 adrenergic cũng tác dụng như thuốc có chọn lọc nhưng hiệu quả kém hơn và nhiều tác dụng phụ trên hệ tim mạch và thần kinh trung ương nên ít dùng. Có thể được chỉ định dùng điều trị các triệu chứng hen cấp trong sốc phản vệ.
Thuốc methylxantlin (theophyllin, amiophyllin)
Có tác dụng giãn phế quản và có khả năng chống viêm. Loại tác dụng ngắn và nhanh ngoài làm giãn phế quản nó còn có thể làm tăng cường kích thích hô hấp hoặc chức năng cơ trơn của phế quản. Loại tác dụng chậm chỉ cần dùng 2 lần/ngày. Nếu dùng kéo dài sẽ có tác dụng chống viêm do đó được dùng trong liệu pháp điều trị phối hợp để dự phòng hen lâu dài, kể cả cơn hen về đêm. Thuốc có độ an toàn hẹp, nhiều tác dụng phụ nên không dùng rộng rãi.
Thuốc kháng cholinergic (ipratropim)
Tác dụng chống sự co thắt cơ trơn phế quản. Chủ yếu tác dụng tại phổi không có tác dụng toàn thân vì thường dùng đường hít hay khí dung như atrovent.
Cromones
Ngăn cản giải phóng các chất trung gian hóa học gây co thắt phế quản, không có tác dụng cắt cơn hen cấp.
Ketotifen (zaditen)
Tác dụng ức chế chất trung gian hóa học gây viêm, có tác dụng chống dị ứng nhưng không có tác dụng giãn phế quản do đó không dùng cắt cơn hen cấp.
Corticosteroid
Thuốc có tác dụng chống viêm, làm giảm tính mẫn cảm của phế quản. Tự bản thân thuốc này không có tác dụng giãn phế quản. Thuốc dùng ngừa cơn tái phát về sau. Ưu tiên dùng đường khí dung hoặc phun mù. Chỉ khi bị nặng mới dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, dùng khí dung hoặc phun mù kéo dài có thể gây nhiễm nấm Candida ở miệng, họng như thuốc becotide - pulmicort hay flixotide. Dùng đường uống hoặc tiêm kéo dài có nhiều tác dụng phụ toàn thân như prednisolon - methylprednisolon hay depersolon.
Thuốc kháng leukotrien
Là thuốc có tác dụng chống viêm do ức chế men 5 – lipooxynase không cho men này hoạt động xúc tác để tạo ra leukotrien từ acid arachidonic hoặc ức chế tổng hợp leukotrien D4 & E4, do đó thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn hen do gắng sức hay phối hợp với các thuốc phòng hen khác. Đó là thuốc montelukast (singulair), zilentron (zyflo).
Các thuốc phối hợp trong dự phòng HPQ
Phối hợp LABA với ICS (corticoid được sử dụng trong điều trị hen phế quản) như seretid (salmeterol + fluticason) hoặc symbicort (formoterol + budesonide). Tác dụng của loại thuốc phối hợp này là giảm được các triệu chứng mạn tính ở đường hô hấp, tăng chức năng phổi, giảm cơn hen cấp và tăng chất lượng cuộc sống của người HPQ. Hiệu quả của việc phối hợp này tương đương với việc tăng gấp đôi liều corticoid đơn thuần.
Thuốc kháng IGE (omalizumab)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.