Nếu bạn cầm trên tay kết quả xét nghiệm HbsAg dương tính thì bạn sẽ hỏi: Vậy tôi có phải dùng thuốc điều trị viêm gan B không?
Khi nào thì cần dùng thuốc?
Thực tế, người bị nhiễm virut viêm gan B (có HBsAg dương tính - HBsAg (+) thường lo lắng về tình trạng bệnh và băn khoăn không biết nên dùng thuốc hay không. Nếu dùng thì dùng như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy xem 4 trường hợp được phân tích sau đây:
Trường hợp thứ nhất có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+), nếu có kháng nguyên lõi HBeAg (+) điều này chứng tỏ virut đang nhân lên và có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.
Với trường hợp có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) nhưng nếu kháng nguyên lõi HBeAg (-), điều này chứng tỏ không có dấu hiệu nhân lên của hiệu virut, không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không cần dùng thuốc.
Ở trường hợp có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và HBeAg(+) chứng tỏ virut đang nhân lên, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.
Trường hợp thứ tư có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut đang nhân lên, nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính. Trường hợp này chưa cần dùng thuốc kháng virut. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, có thể dùng thuốc hỗ trợ giảm men gan và giảm triệu chứng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.
Hình ảnh virut viêm gan B.
Lựa chọn thuốc
Các thuốc được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) công nhận cho điều trị viêm gan B được phân thành 2 nhóm, điều trị interferon alfa chuẩn và điều trị bằng các nucleoside uống:
Interferons: interferon alfa-2b, peginterferon alfa-2a
Nucleoside: adefovir, entecavir, lamivudine, telbivudine.
Hiện nay, các tiêu chuẩn lựa chọn thuốc nào để sử dụng cho những bệnh nhân viêm gan B mạn nên tập trung vào việc đạt được sự ức chế virut nhanh chóng, mạnh mẽ với ít nguy cơ đề kháng. Với các tiêu chí được quan tâm này thì lamivudine đơn trị liệu nên tránh dùng như là một chế độ điều trị đầu tiên.
Hai thuốc uống được liệt kê như là những lựa chọn ưu tiên đầu tiên cho cả bệnh nhân HBeAg (+) và HBeAg (-) là entecavir và adefovir. Tenofovir đem lại một tỉ lệ ức chế virut cao hơn nhiều so với adefovir.
Telbivudine không được khuyến cáo như là một loại thuốc đầu tiên, có hoạt tính chống virut tiềm năng với liều đã được phê duyệt là 600mg/ngày và ít nguy cơ đề kháng. Nếu telbivudine được chọn là liệu pháp ban đầu, lượng virut kiểm tra bằng kỹ thuật HBV DNA nên được theo dõi cẩn thận và nên có sự cân nhắc kỹ về việc thay đổi kế hoạch điều trị.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.