Lo lắng về việc chọn tiêm vắc-xin nào cho con em mình đã làm cho nhiều người bị bội thực thông tin và gây ra những cảnh không hay ở một vài cơ sở tiêm dịch vụ. Truyền thông cũng đã góp phần vào hệ quả này do một số báo chí không chuyên về y tế đã liên tục đưa tin bài về những tai biến trong tiêm vắc-xin mà không có sự phân tích đánh giá đầy đủ từ các chuyên gia.
Hai loại vắc-xin đang được sử dụng
- Vắc-xin Quinvaxem sản xuất tại Hàn Quốc. Vắc-xin này được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hàn Quốc cấp giấy phép ngày 27/03/2006. Sau đó, đã được WHO sử dụng cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bao gồm tiêm chủng chống lại 6 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, và bệnh lao) cho hơn 90 nước tính đến thời điểm hiện tại. Quinvaxem là vắc-xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, lên đến hơn 400 triệu mũi tiêm tính đến tháng 5/2013. Quinvaxem là vắc-xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc-xin chống bại liệt sẽ được tiêm riêng.
Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.
- Vắc-xin Pentaxim sản xuất tại Pháp và Canada. Pentaxim được cấp giấy phép lần đầu tiên năm 1997 tại Thụy Điển. Tính đến năm 2011, đã có trên 100 triệu mũi Pentaxim được tiêm ở hơn 100 quốc gia. Pentaxim cũng là vắc-xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc-xin chống viêm gan siêu vi B sẽ được tiêm riêng.
Cả hai loại vắc-xin này chúng ta đều phải nhập. Tuy nhiên, Quinvaxem được tiêm trong Chương trình TCMR, còn Pentaxim là vắc-xin tiêm dịch vụ. Việc thị hiếu coi trọng các sản phẩm nguồn gốc Âu-Mỹ cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý đám đông khi cho rằng Pentaxim tốt và an toàn hơn Quinvaxem sản xuất ở Hàn Quốc. Trong bối cảnh có một số ca bị tai biến sau tiêm vắc-xin Quinvaxem, nên cộng đồng đang lo ngại về tính an toàn của nó và đổ xô đi tiêm Pentaxim vì cho rằng loại vắc-xin này an toàn hơn (?). Những gia đình có con em trong độ tuổi tiêm vắc-xin đang rất phân tâm khi có nhiều dư luận về hai loại vắc-xin nói trên. Có thật là vắc-xin dịch vụ thì tốt và an toàn hơn vắc-xin trong chương trình hay không?
Quinvaxem và Pentaxim khác nhau thế nào?
Quinvaxem là vắc-xin quy định trong Chương trình TCMR nên được miễn phí. Còn vắc-xin Pentaxim là loại nhập khẩu dành cho tiêm dịch vụ phải trả tiền. Người dân có con em trong độ tuổi cần đưa các cháu đến nơi quy định để được tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Hiện nay, Quinvaxem là vắc-xin miễn phí phục vụ đại đa số trẻ em nước ta trong độ tuổi tiêm chủng. Không phải gia đình nào cũng có tiền nhiều để đưa con em mình đi tiêm vắc-xin dịch vụ.
Cũng có thể đâu đó có thể vắc-xin bị thiếu hoặc chưa về kịp. Nếu đang tiêm Quinvaxem vẫn có thể tiêm dịch vụ Pentaxim cho kịp thời gian quy định.
Tính an toàn và hiệu quả của hai loại là tương đương nhau
Quinvaxem và Pentaxim đều dành cho bé từ 6 tuần tuổi đến trước 5 tuổi. Bé nên được chích mũi Quinvaxem hoặc Pentaxim 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tháng trước 1 tuổi và có thể bắt đầu chích từ khi bé 6 tuần tuổi. Mũi chích thứ 4 nên chích sau khi bé được 1 tuổi, vào khoảng 13 tháng, trễ nhất là 24 tháng. Hiệu quả và tính an toàn của hai loại vắc-xin này là tương đương nhau. Các thống kê cho thấy không phải Pentaxim thì tốt hơn Quinvaxem và ngược lại. Một số ca tử vong sau tiêm đã và đang được điều tra cho thấy tỉ lệ đó rất nhỏ so với hiệu quả mà nó mang lại cho cả cộng đồng và có thể xảy ra ở cả hai loại vắc-xin nói trên. Những tai biến sau tiêm cần phải được hiểu rõ đó là những tai biến đều có thể xảy ra với bất cứ loại thuốc nào, kể cả vắc-xin. Tất nhiên, không ai có thể nói trước được là tiêm vắc-xin an toàn 100%. Và không phải cứ tiêm Pentaxim thì an toàn và tốt hơn Quinvaxem.
Tóm lại, các bậc phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm chủng của Chương trình TCMR quốc gia đúng lịch, đủ liều để không đánh mất cơ hội phòng bệnh của trẻ trong tương lai gần và xa...
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.