Bạc sulfadiazin (silver sulfadiazine) được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da, dùng để phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bỏng độ 2 và độ 3
Bạc sulfadiazin (silver sulfadiazine) được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da, dùng để phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bỏng độ 2 và độ 3 (sau khi đã hồi sức giảm đau, chống sốc, cắt lọc); Dùng hỗ trợ trong thời gian ngắn để điều trị nhiễm khuẩn vết loét ở các điểm tỳ cọ sát mảng mục do nằm lâu; Hỗ trợ phòng nhiễm khuẩn tại chỗ ở người cho mảnh ghép da hoặc xây xước da diện rộng và điều trị bảo tồn các tổn thương ở đầu ngón tay như mất móng...
Sau khi làm sạch và loại bỏ các mô hoại tử ở vết thương, dùng tay đi găng vô khuẩn, bôi một lớp kem dày 1 - 3mm vào diện tích bị bỏng, ngày 1 hoặc 2 lần. Cần chú ý bôi kem vào tất cả các khe kẽ, các chỗ nứt nẻ hoặc sùi trên vết bỏng. Thường không cần băng kín nhưng cũng có thể đặt gạc có mặt vải mịn, rồi quấn băng lại để thuốc tiếp xúc với vết thương.
Sử dụng kem bôi trị nhiễm khuẩn.
Cần lưu ý, do các sulfonamid có thể gây bệnh vàng da nhân nên không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh, trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, người mẫn cảm với bạc sulfadiazin hoặc các thành phần khác của thuốc.
Cần thận trọng khi điều trị bỏng rộng, phải theo dõi nồng độ sulfadiazin trong huyết thanh và chức năng thận. Đối với người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase khi dùng bạc sulfadiazin có thể gây thiếu máu huyết tán.
Bạc sulfadiazin có thể ức chế vi khuẩn tạo enzym tiêu protein nên có thể làm các mảng mục chậm bóc tách và đôi khi phải cắt lọc các mảng mục đó. Phải chú ý, có thể bội nhiễm nấm. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm mất hoạt tính của các thuốc có enzym làm tiêu các mô hoại tử, vì vậy không dùng phối hợp với nhau.
Với bỏng diện rộng, nồng độ sulfadiazin trong huyết thanh có thể làm thay đổi tác dụng của một số thuốc khác, đặc biệt là làm tăng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết dùng đường uống và phenytoin. Với những thuốc này cần theo dõi nồng độ của chúng trong máu.
Khi dùng thuốc, có thể xảy ra các phản ứng có hại do sự hấp thu sulfadiazin vào cơ thể. Đã có báo cáo da nhiễm bạc khi dùng quá nhiều kem bạc sulfadiazin 1% để điều trị vết loét rộng. Các tác dụng phụ thường gặp như ngứa, đau, cảm giác nóng bỏng...
Giảm bạch cầu có liên quan đến liều dùng và thường biểu hiện sau khi bắt đầu điều trị 2-3 ngày, thường không cần phải ngừng thuốc, nhưng cần theo dõi cẩn thận công thức máu để đảm bảo bạch cầu sẽ trở lại bình thường sau vài ngày. Trường hợp bị rối loạn máu nặng và phát ban cần phải ngừng dùng thuốc.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.