Giống như một số thuốc kháng sinh khác, khi sử dụng clarythromicin có thể gặp một số tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn). Vì vậy, chúng ta nên biết để có hướng xử trí thích hợp.
Tác dụng của thuốc kháng sinh clarythromicin
Clarithromycin là kháng sinh bán tổng hợp, thuộc họ macrolid, có tác dụng kìm hãm vi khuẩn và nếu ở liều cao, có thể có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt đối với những chủng vi khuẩn rất nhạy cảm với clarythromicin. Bởi vì, clarithromycin có khả năng ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom. Do đó, clarythromycin có tác dụng đối với M.catarrhalis, Legionella (vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp), vi khuẩn Chlamydia spp, Mycoplasma (vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu - sinh dục, viêm phổi), H. influenzae (vi khuẩn ký sinh và gây bệnh cơ hội ở đường hô hấp trên). Ngoài ra, clarythromicin còn có tác dụng đối với vi khuẩn hủi (M. leprae: gây bệnh phong) và nhiều vi khuẩn khác. Gần đây, trong điều trị tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày - tá tràng được khuyến cáo là có tác dụng tốt hơn erythromycin (cũng thuộc họ macrolid).
Người bệnh tim mạch cần thận trọng khi dùng clarythromicin.
Clarithromycin sau khi uống được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Thuốc chuyển hóa nhiều ở gan và thải ra theo phân qua đường mật, một phần đáng kể được thải qua nước tiểu.
Clarythromicin được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp nào?
Trước hết, clarithromycin được chỉ định thay thế cho penicilin ở người bị dị ứng với penicilin khi bị nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với bệnh thấp tim do liên cầu nhóm A, viêm hô hấp (viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi), bệnh da và các mô mềm. Tuy vậy, theo tổng kết của Chương trình giám sát kháng kháng sinh với tên gọi Nghiên cứu thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh (ASTS) của Bộ Y tế, hiện nay đa số vi khuẩn đều kháng với các loại macrolid, trong đó có clarythromicin. Tuy vậy, clarythromicin còn có tác dụng đối với Mycoplasma pneumoniae và Legionella, bệnh bạch hầu và giai đoạn đầu của ho gà và nhiễm khuẩn cơ hội bởi vi khuẩn Mycobacterium. Ngoài ra, clarithromycin được dùng phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton (nexium, omeprazol,...) hoặc một thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 (ranitidin, cimetidin,...) và đôi khi với một thuốc kháng khuẩn khác (amoxicillin, metronidazol,...) để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng khi được xác định có mặt vi khuẩn HP.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) của clarythromicin là rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đi lỏng, buồn nôn, nôn), gây viêm đại tràng màng giả hoặc có thể gây ứ mật, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần suất 5%. Ngoài ra, clarythromicin có thể gây phản ứng dị ứng ở mức độ khác nhau từ nhẹ (nổi mày đay) đến nặng (sốc phản vệ) hoặc gây hội chứng Stevens - Johnson (bệnh khởi phát đột ngột bắt đầu bằng sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau viêm họng miệng, niêm mạc mắt và sinh dục về sau xuất hiện ở da mụn nước, bọng nước, toàn trạng ngày càng nặng có thể tử vong).
Cần lưu ý, clarithromycin được khuyến cáo không dùng chung với astemizol, terfenadin (thuốc chống dị ứng) và cisaprid (cisaprid là loại thuốc gây tiết acetylcholin, thuốc tăng vận động dạ dày). Thuốc cisaprid được chỉ định điều trị chứng ợ nóng về đêm, viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản; Ðiều trị duy trì viêm thực quản do trào ngược dạ dày; Táo bón mạn tính và rối loạn tiêu hóa chức năng.
Chống chỉ định
Bất kỳ trường hợp nào dị ứng với họ macrolid đều không được dùng clarythromicin. Chống chỉ định tuyệt đối dùng chung với terfenadin, đặc biệt trong trường hợp bị bệnh tim như loạn nhịp, nhịp chậm, khoảng Q - T kéo dài, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc mất cân bằng điện giải.
Gần đây, theo một số tác giả tổng hợp (Lê Phương, theo báo UK News) cho biết, một số nghiên cứu đã đề cập đến tác dụng bất lợi của clarythromicin đối với người có bệnh tim mạch. Tuy chưa có khuyến cáo nào về việc sử dụng kháng sinh clarythromicin cho bệnh nhân tim mạch có mắc thêm bệnh nhiễm khuẩn (bởi vì các nhà nghiên cứu còn phải nghiên cứu rộng thêm và toàn diện hơn), do đó, cần phải cân nhắc kỹ khi sử dụng chúng với người có bệnh tim mạch. Theo ông Mike Knapton thuộc Quỹ tim Anh, các bác sĩ nên thận trọng khi kê đơn clarithromycin cho các bệnh nhân có một hội chứng tim nào đó. Với người dân khi đã biết mình có bệnh về tim mạch, không được tự tiện dùng thuốc clarythromicin khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.