Các loại tân dược chữa cảm, cúm đều được xếp vào loại thuốc thông thường, không cần kê đơn, vì vậy nhiều người có thói quen ra quầy thuốc mua về sử dụng cho bản thân hoặc người nhà kể cả trẻ em mà không lường hết tác hại khi sử dụng bừa bãi, thiếu hiểu biết.
Các loại tân dược chữa cảm cúm tuy chỉ chứa chủ yếu là thành phần paracetamol (acetaminophen) có công dụng hạ sốt, giảm đau, nhưng khi phối hợp với các dược chất khác như chlorpheniramin maleat (hoặc loratadin, fexofenadin) còn có thêm tác dụng chống dị ứng. Các dược chất phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin đã được Bộ Y tế cấm dùng do thuốc gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ với những người bệnh mắc tim mạch nặng.
Mặt khác, trong các kết quả nghiên cứu và sử dụng trên lâm sàng cũng cho thấy paracetamol uống gây hại gan, còn phenylpropanolamin và pseudoephedrin có thể gây đột quỵ cho người tăng huyết áp... thường đăng trên báo hoặc nhà sản xuất thuốc có ghi trong tờ hướng dẫn dùng thuốc. Tuy nhiên rất ít người đọc, có khi đọc rồi lại quên ngay.
Trên thị trường tân dược với hàng trăm tên biệt dược chữa cảm, cúm của nhiều nhà sản xuất thuốc, công thức dược chất trong mỗi biệt dược phần lớn là khác nhau. Riêng dạng thuốc có các loại như thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc tiêm, trong đó thuốc uống có nhiều nhất là dạng thuốc viên (bao gồm viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng, viên nang mềm, viên sủi). Thuốc nước thì có siro chai 30ml, 60ml; gói 5ml đóng hộp 30 gói và dung dịch uống...
Để tránh hại gan (vì tất cả các loại thuốc khi vào cơ thể đều qua gan để phân giải trước khi xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể), nếu như thân nhiệt sốt không cao tức nhiệt độ chỉ ở mức 38oC, không đau nhức thì nhất quyết không dùng paracetamol (acetaminophen). Nếu khi dùng thuốc có chứa paracetamol tuyệt đối không dùng một lúc nhiều dạng thuốc như đã tiêm thì không uống, mà đã uống nhất thiết không dùng thuốc đặt hậu môn để tránh quá liều.
Để tránh đột quỵ như đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch nặng, cường giáp, đái tháo đường... không dùng các biệt dược chứa phenylpropanolamin (tuy đã bị cấm ở Việt Nam nhưng đề phòng trường hợp mang thuốc từ nước ngoài về), pseudoephedrin.
Tuyết đối không dùng chlorpheniramin maleat và các loại biệt dược có chứa chất này cho những người bệnh đang lên cơn hen, tắc cổ bàng quang (co thắt cổ bàng quang), phì đại tuyến tiền liệt, thiên đầu thống (glaucom góc hẹp), tắc môn vị, tá tràng, loét dạ dày, trẻ sơ sinh, người mang thai 3 tháng cuối, người đang nuôi con bú.
Nếu như các trường hợp nhẹ như hắt hơi, chảy nước mũi trong... chỉ cần uống thuốc kháng histamin H1 như là chlorpheniramin maleat hoặc loratadin hoặc cetirizin... là sẽ khỏi.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.