Khi thời tiết bắt đầu vào khí hậu xuân hè, nấm móng bắt đầu có cơ hội phát triển. Nấm móng không gây nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và việc điều trị thường phải kiên trì...
Nấm móng sẽ làm hỏng móng
Móng là bộ phận nằm ngoài cùng, trên da. Chúng là một phần vết tích còn lại của các móng vuốt động vật tồn dư. Móng thường được tưởng nhầm là bộ phận chết nhưng kỳ thực, móng vẫn còn những chất hữu cơ “sống” để có độ bóng đẹp nhất định. Xét về bản chất, móng chính là phần sừng của chân móng sống hoàn chỉnh nằm ở dưới chân da. Hàng ngày, phần chân móng này sinh sản, sừng hóa và đẩy phần sừng này lên trên, thò ra ngoài, làm móng dài ra.
Nấm móng gây mất thẩm mỹ.
Vì móng vẫn còn một số chất hữu cơ “sống” nên móng có khả năng bị nhiễm nấm. Nấm có đặc điểm là thâm nhập móng từ ngoài vào trong, từ nông vào sâu, từ rìa vào trung tâm, từ đầu móng đến chân móng, phá hủy và làm hỏng móng. Ban đầu, chúng làm móng mất sáng bóng, trở nên khô và rạn nứt. Sau đó, nấm thâm nhập vào sâu phía trong, tới tận phần chân móng. Cuối cùng, nấm sẽ phá hủy móng hoàn toàn, chân hoặc tay bạn không còn khả năng mọc lại móng tại chính vùng tổn thương.
Hậu quả cuối cùng, phần da non tại móng không có móng bảo vệ, làm mất thẩm mỹ. Khi thời tiết bắt đầu vào khí hậu xuân hè, nấm móng bắt đầu có cơ hội phát triển.
Các thuốc có thể dùng
Itraconazol: là một azol chống nấm có cơ chế tác dụng vào cyt P450 - một enzym oxy hóa khử trong hệ thống chuyển hóa chất của tế bào nấm, làm tế bào nấm không thể chuyển hóa vật chất sống như bình thường, đồng thời thuốc cũng có tác dụng ức chế sự tổng hợp ergosterol, một chất để tổng hợp nên thành vách tế bào. Như vậy, thuốc vừa có tác dụng làm kìm hãm sự phát triển của nấm móng, đồng thời lại có tác dụng diệt nấm móng.
Terbinafine: là thuốc ức chế sự tổng hợp nên vách tế bào nấm thông qua cơ chế ức chế sự tân tạo ergosterol. Một trong các chất cần thiết để tổng hợp nên ergasterol là chất squalene. Terbinafine có tác dụng ức chế sự thu nhận và chuyển đổi của squalene nên chất sống cần thiết của nấm-ergosterol-không được tạo thành. Kết quả, lớp vách bảo vệ của nấm không hình thành đầy đủ nên nấm bị ngừng phát triển. Đây chỉ là thuốc tiếp theo trong chiến lược điều trị nấm móng vì tỷ lệ thất bại (kháng thuốc) vẫn còn rất cao, tới 20 - 30%.
Griseofulvin: là một kháng sinh chống nấm được chiết từ nấm khác có tên là penicillium griseofulvin. Griseofulvin có tác dụng làm kìm hãm sự phát triển của nấm, không có tác dụng diệt nấm hoặc diệt khuẩn. Thuốc tác dụng bằng cơ chế: gắn vào các tiểu quản, làm gẫy thoi phân bào khiến cho thoi phân bào không hình thành đầy đủ và tế bào nấm không thể phân chia sinh sản.
Amorolfine: là một thuốc thuộc nhóm morpholin, được chế thành dạng dung dịch có tác dụng chống nấm móng. Thuốc được dùng để bôi ngoài. Cơ chế tác dụng của amorolfine: ức chế enzym khử D14, D7 và D8 dẫn tới sự suy giảm tổng hợp chất cấu trúc nên vách tế bào-ergosterol. Hiệu quả cuối cùng: thuốc làm kìm hãm sự phát triển của nấm.
Ciclopirox: cũng là một thuốc dạng dung dịch hoặc dạng kem có tác dụng chống nấm móng. Nhưng thông thường, chúng được chế thành dạng dung dịch để quét phủ bề mặt. Thuốc cũng được dùng bôi ngoài. Ciclopirox có tác dụng làm kìm hãm sự phát triển của nấm thông qua sự ức chế một số men oxy hóa khử như catalase, peroxidase.
Một số thuốc khác có thể được dùng để trị nấm móng như fluconazol, ketoconazol. Nhưng các thuốc này có thời gian điều trị dài hơn và có nhiều biến chứng hơn các thuốc trên.
Cần kiên nhẫn khi dùng thuốc
Các thuốc trên được chia thành hai dạng là thuốc uống (3 thuốc đầu tiên) và thuốc bôi tại chỗ (2 thuốc cuối cùng). Ngoài các lưu ý chung cho người bệnh như uống thuốc đủ liều, đủ ngày thì để nấm móng khỏi hoàn toàn, bạn cần lưu ý một vài điểm quan trọng sau:
Đừng mất bình tĩnh, hãy kiên nhẫn trong điều trị. Vì sao vậy? Vì thời gian điều trị bệnh nấm móng không ngắn và không có kết quả tức thì. Không giống như các bệnh khác có thể có đáp ứng ngay và thấy được biểu hiện rõ sau vài ba ngày điều trị. Thuốc điều trị bệnh nấm móng chỉ có được sự thay đổi ít nhất sau 2 tháng điều trị và để khỏi hoàn toàn thì phải mất một thời gian từ 3 - 6 tháng. Một số bệnh nhân dai dẳng phải điều trị đến 1 năm.
Với các thuốc bôi, bạn chỉ cần bôi ngày 1 lần vào lúc trước khi đi ngủ để thuốc giữ và ngấm trong cơ thể. Riêng với amorolfine, bạn chỉ cần bôi 1 tuần/2 lần là đủ vì khả năng bám dính của thuốc rất tốt. Trong giai đoạn đầu (tuần đầu), bạn nên mua dạng dung dịch và ngâm vùng móng bị nấm trong dung dịch.
Với các thuốc viên, bạn chỉ cần uống 1 ngày/1 lần với các trường hợp bị nấm móng thông thường.
Hàng ngày, bạn phải giữ gìn vệ sinh móng, giữ khô móng, cắt lớp móng bị nhiễm nấm nếu như nấm xuất hiện ở chóp móng. Không nên nạo bỏ hoặc cố cạy rìa móng đang bị nấm vì có thể tạo điều kiện cho nấm xâm nhập sâu hơn trở thành nấm nội tạng.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.