Vi khuẩn ngày càng có xu hướng kháng lại các thuốc kháng sinh ngay cả những loại kháng sinh thế hệ mới. Qua các công trình nghiên cứu ở nhiều cơ sở bệnh viện khác nhau và ở các lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam cho thấy, có rất nhiều loại vi khuẩn không những chỉ kháng lại một hay hai loại thuốc kháng sinh mà còn kháng lại nhiều thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn kháng kháng sinh có nhiều cơ chế khác nhau và cũng có nhiều nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng thuốc.
Một số nét về kháng sinh
Kháng sinh là một chất mà ở ngay nồng độ thấp cũng có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Nguồn gốc của kháng sinh có thể từ thiên nhiên hoặc kháng sinh có nguồn gốc từ tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Người ta chia kháng sinh thành 3 loại, đó là kháng sinh đặc hiệu, kháng sinh phổ rộng và kháng sinh phổ hẹp. Kháng sinh đặc hiệu là các loại kháng sinh có khả năng tác động lên một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định (Spectinomycin tác động lên vi khuẩn lậu). Các loại kháng sinh phổ rộng có hoạt tính đối với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Kháng sinh phổ hẹp là các loại kháng sinh chỉ tác động lên một số vi khuẩn mà thôi. Về nguyên tắc, chỉ sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây nên (hoặc vi nấm), không dùng kháng sinh để điều trị bệnh do virut gây ra. Khi kháng sinh được đưa vào cơ thể có thể theo đường uống, đường tiêm, qua niêm mạc hoặc ngấm qua da nhưng dù hình thức nào đi nữa thì kháng sinh cũng tác động lên bản thân vi khuẩn để làm cho chúng ngưng hoạt động hoặc chết.
Vi khuẩn kháng lại kháng sinh, vì sao?
Muốn biết có nên dùng kháng sinh hay chưa phải cho người bệnh đi khám bệnh. Phải được bác sĩ khám bệnh khi nghi bị bệnh nhiễm trùng. Tuyệt đối không tự động mua thuốc kháng sinh để dùng cho bản thân hoặc người nhà.
|
Có nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn như vi khuẩn sản xuất ra enzym phá huỷ hoạt tính của thuốc; vi khuẩn làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với thuốc. Thông dụng nhất là do nguồn gốc di truyền và không do di truyền của vi khuẩn. Những nguồn gốc không do di truyền như vi khuẩn không nhân lên được dẫn đến kháng thuốc hoặc những thế hệ sau của vi khuẩn có thể do quen thuốc dẫn đến kháng thuốc (yếu tố này liên quan mật thiết đến việc sử dụng kháng sinh không hợp lý do người bệnh hoặc do thầy thuốc gây ra). Kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn cũng có thể do mất điểm gắn đặc biệt dành cho thuốc trên thân vi khuẩn… Phần lớn vi khuẩn kháng thuốc là do di truyền hoặc do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, trong đó đáng quan tâm nhất là di truyền do plasmid…
Một số biện pháp nhằm ngăn chặn vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Hiện nay, vi khuẩn có xu hướng kháng lại một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh gọi là vi khuẩn đa đề kháng. Ví dụ như vi khuẩn tụ cầu, trong đó tụ cầu vàng (S.aureus), trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, lậu cầu, vi khuẩn lao, vi khuẩn lỵ (Shigella)… kháng lại rất nhiều loại kháng sinh. Việc vi khuẩn kháng lại kháng sinh và kháng lại nhiều kháng sinh trong một thời điểm, gây không ít khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn nặng, cấp tính như nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng huyết, áp-xe phủ tạng, bệnh lao phổi, viêm đường sinh dục - tiết niệu… Để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc, trước hết cần lưu ý là chỉ khi nào mắc bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn mới dùng thuốc kháng sinh. Hiện nay, việc tự động mua thuốc kháng sinh để dùng và việc dược tá tự do bán thuốc kháng sinh khi người mua yêu cầu là khá phổ biến, chính lý do này càng làm cho vi khuẩn kháng thuốc tăng lên. Khi đã được bác sĩ khám và kê đơn mua thuốc kháng sinh thì cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự động thay đổi thuốc, thay đổi liều lượng hoặc thay đổi cách dùng thuốc khác với đơn của bác sĩ đã cho (ví dụ đổi thuốc kháng sinh hoặc dùng được vài ba hôm thấy hết sốt thì ngưng không dùng kháng sinh…). Khi bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (bác sĩ đã xác định) thì bác sĩ cần cho bệnh nhân dùng một trong các loại thuốc có phổ hẹp ngay từ ban đầu, không nên cho kháng sinh phổ rộng dễ dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc. Hiện nay, ở nhiều cơ sở đã có khả năng thử nghiệm xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (gọi là kỹ thuật kháng sinh đồ), vì vậy bác sĩ nên dựa vào kết quả đó để lựa chọn kháng sinh cho thích hợp, trong trường hợp chưa có kỹ thuật này thì nên dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế để thực hiện. Ngoài ra, bác sĩ kê đơn cũng cần dựa vào tính động học của thuốc kháng sinh, dựa vào tính chất của từng loại thuốc kháng sinh (ví dụ trẻ em không dùng những loại thuốc gì) và không nên dùng kháng sinh phổ rộng hay kháng sinh thế hệ mới ngay từ lần đầu tiên điều trị cho người bệnh. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này thì rất dễ làm cho vi khuẩn ngày càng kháng lại thuốc kháng sinh. Vấn đề diệt mầm bệnh vi khuẩn cũng đóng góp làm giảm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Vì vậy, trong các cơ sở y tế cần có các biện pháp vô trùng và tiệt trùng một cách nghiêm ngặt để không cho vi khuẩn tồn tại, phát triển và lan rộng. Môi trường bệnh viện (khoa phòng, bệnh phòng, phòng mổ, phòng đẻ, phòng sơ sinh...), dụng cụ y tế, quần áo, chăn, màn dùng cho bệnh nhân luôn được vô trùng. Vô trùng và tiệt trùng trang thiết bị và dụng cụ y tế là những khâu hết sức quan trọng để tiêu diệt các loại mầm bệnh vì trong đó có vô vàn các loại vi khuẩn và vi khuẩn kháng thuốc.
( Theo PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu // Báo Sức khỏe đời sống Online )
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.