Tôi 36 tuổi, sau khi sinh cháu thứ 2, tôi mắc bệnh trĩ khá nặng nên mỗi lần đại tiện tôi bị chảy máu. Tệ hơn là gần đây tôi thấy trĩ bị sa ra ngoài nên tôi hay bị đau và ngứa. Chồng tôi khuyên nên đi mổ cắt trĩ nhưng tôi rất ngại và lo sợ, tôi muốn được dùng thuốc để điều trị bệnh. Xin quý báo cho biết loại thuốc nào có thể điều trị được bệnh của tôi?
Nguyễn Thị Xuyến(Bắc Ninh)
Bệnh trĩ gặp nhiều ở những người phải thường xuyên đứng lâu hay ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài hoặc phụ nữ sau sinh, người bị táo bón lâu dài... Theo thư chị kể thì chị đã bị mắc bệnh trĩ sau sinh. Để điều trị bệnh này trước hết cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ bằng cách: tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; uống nước đầy đủ, ăn nhiều chất xơ. Tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ.
Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ... Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Một số thuốc có thể sử dụng trong điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn 1 và 2 như các loại thuốc có tác dụng làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch, giảm ứ trệ ở tĩnh mạch đồng thời làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền của mao mạch. Vì vậy, thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết, các dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn đau trĩ cấp. Tuy nhiên, thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Khi dùng thuốc có thể gặp rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh thực vật nhẹ, không cần phải ngưng điều trị.
Nếu bệnh nhân có táo bón, cần sử dụng các thuốc điều trị táo bón nhưng chỉ sử dụng các thuốc tạo khối phân, tránh sử dụng các thuốc nhuận tràng và thuốc sổ sẽ làm tình trạng táo bón nặng hơn.
Ngoài ra, cần dùng cùng với các thuốc đặt tại chỗ là các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ...
Tuỳ theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại...
Tuy nhiên, để có lời khuyên cụ thể cho trường hợp của chị là điều trị bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa thì chị cần đến chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám cụ thể. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của chị, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để điều trị bệnh, tránh trường hợp dùng thuốc không an toàn mà tiền mất tật mang.
(Theo ThS. Nguyễn Bạch Đằng // Suckhoe & Ðoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.