• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá vì ăn quá nhiều đạm

     Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời tiết thay đổi. Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra sau khi trẻ bị các bệnh lý phải dùng kháng sinh, trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay những trẻ có chế độ ăn nhiều đạm.

     Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời tiết thay đổi. Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra sau khi trẻ bị các bệnh lý phải dùng kháng sinh, trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay những trẻ có chế độ ăn nhiều đạm.

    Vai trò của chất đạm đối với cơ thể

    Chất đạm, hay còn gọi là protein, rất cần thiết cho cơ thể trẻ em. Tuy nhiên, cần tính toán và lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ và quan tâm đến sự cân đối giữa đạm động vật và thực vật.

    Protein là thành phần cơ bản của tế bào và là yếu tố tạo hình chính của các bộ phận trong cơ thể. Một số protein đặc hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia vào thành phần các men, nội tiết tố, kháng thể và các hợp chất khác.

    Chất lượng đạm thực vật kém hơn đạm động vật vì trong thành phần thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết, hoặc tỷ lệ các axit amin không cân đối. Tuy nhiên, nếu thực hiện chế độ ăn hỗn hợp (phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ở tỷ lệ cân đối) sẽ giúp nâng cao vai trò của chất đạm.

    Trẻ rối loạn tiêu hóa vì ăn nhiều đạm

    Theo các bác sĩ chuyên khoa nội, bệnh rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đua bụng. Rối loạn tiêu hóa là bệnh không gây nguy hại đến tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh rõ rệt.

    Biểu hiện bé bị rối loạn tiêu hóa là nôn, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, kèm theo đó là ợ chua, trướng bụng. Ngoài ra, trẻ còn chán ăn, mệt mỏi, lười vận động. 

    Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hậu - TK.Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trẻ đi cầu ra phân có lẫn chút xác rau ở trẻ nhỏ không phải là phân sống nếu phân vẫn mịn, không thay đổi độ đặc và màu, mùi. Rau cung cấp cho trẻ một số vitamin, ngoài ra cung cấp chất xơ không hòa tan để làm cho kích thước khối phân đủ lớn giúp bé đi cầu dễ dàng.

    Với trẻ nhỏ, nếu các bà mẹ để rau hơi to thì có thể vẫn nhìn thấy rau trong phân của trẻ, điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ bởi chỉ là phần bã thải ra ngoài thôi. Phân của trẻ cũng có thể thay đổi màu một chút theo màu của thức ăn trẻ ăn vào. Ở tuổi này trẻ cần tập nhai để sau này có thói quen ăn uống tốt, không bị biếng ăn khi chuyển sang chế độ cơm, do đó bạn đừng xay nhuyễn cháo nữa nhé, cứ tập cho bé ăn lợn cợn dần.

    Nếu phân trẻ nặng mùi nghĩa là số vi khuẩn lên men thối trong đại tràng chiếm ưu thế, xảy ra sau khi trẻ bị các bệnh lý phải dùng kháng sinh, trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay những trẻ có chế độ ăn nhiều đạm. Bạn có thể cho bé ăn thêm sữa chua, nhiều rau, củ, quả hoặc bổ sung thêm vi khuẩn có lợi trong một thời gian ngắn để tái lập lại cân bằng của hệ vi khuẩn ruột. Trẻ chỉ nên ăn đủ chất đạm chứ không nên cung cấp dư gây khó tiêu, mất canxi và thận phải tăng làm việc để thải bỏ sản phẩm chuyển hóa của phần đạm dư. 

    Chất đạm, hay còn gọi là protein, rất cần thiết cho cơ thể trẻ em. Tuy nhiên, cần tính toán và lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ và quan tâm đến sự cân đối giữa đạm động vật và thực vật.

    Làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa?

    Thực tế cho thấy, có nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn biết cách vẫn có thể chữa rối loạn tiêu hóa dứt điểm. Trước hết, cha mẹ cần bổ sung lượng nước cho trẻ. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có các biểu hiện: khô môi, khát nước, đi tiểu ít…Từ đó nhanh chóng bù nước cho trẻ bằng nhiều biện pháp, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Đối với từng loại triệu chứng, có các biện pháo điều trị khác nhau Với bé bị rối loạn tiêu hóa dạng táo bón: Để điều trị táo bón, cần tăng cường chất lỏng, tăng lượng nước và trái cây, thêm rau và trái cây trong khẩu phần của trẻ. Một số loại rau, trái cây có tác dụng nhuận tràng:

    Chế độ ăn của trẻ

    Cha mẹ nên thay đổi chế độ ăn của trẻ. Theo đó:

    - Về loại rau: Cần chú trọng các loại như mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ.

    - Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quit, chuối, táo…

    - Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…

    - Ngũ cốc, đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức… Ngoài ra còn có các loại khác: Hạt é, sương sâm…

    Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm, thức ăn để lâu ngày dễ bị nhiễm khuẩn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa dạng tiêu chảy: Cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của trẻ: tăng cường rau xanh và chất xơ, uống nhiều nước,…đặc biệt nên giữ vệ sinh ăn uống, có thể bổ sung các men vi sinh có lợi.

    Theo Vnmedia