Cách phòng tránh các cơn hen phế quản cho trẻ
Thời tiết lạnh, khô hoặc trời oi bức, ngột ngạt nhưng độ ẩm cao là kẻ thù giấu mặt đối với bệnh nhân hen. Đối với trẻ bị hen thì cách phòng tránh và hạn chế các cơn hen lại khá đơn giản.
Thời tiết lạnh, khô hoặc trời oi bức, ngột ngạt nhưng độ ẩm cao là kẻ thù giấu mặt đối với bệnh nhân hen. Đối với trẻ bị hen thì cách phòng tránh và hạn chế các cơn hen lại khá đơn giản.
Theo thống kê của Bộ Y tế, khoảng 65% bệnh nhân hen chưa được dự phòng dài hạn dẫn đến phải nhập viện. Với trẻ em, con số này cũng không được cải thiện hơn. Đây là còn số báo động, đặc biệt khi mỗi năm có khoảng 3- 4 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới, thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị hen, thậm chí còn làm bệnh tiến triển nặng thêm và khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên tại Việt Nam, kháng sinh rất nhiều gia đình, phòng khám lạm dụng và sử dụng kháng sinh trong điều trị hen. Tình trạng trẻ bị hen nhưng bị chẩn đoán nhầm sang viêm phổi hay viêm đường hô hấp là khá phổ biến, nên các bác sĩ vẫn điều trị bằng kháng sinh khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Đối với trẻ bị hen thì cách phòng tránh và hạn chế các cơn hen lại khá đơn giản. Dưới đây là cách phòng tránh:
-Điều quan trọng nhất là phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, không có khói thuốc lá. Hạn chế trẻ tiếp xúc với các vật nuôi như chó, mèo, côn trùng như gián. Trẻ bị hen không nên tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá, đặc biệt là khói hương thắp. Không nên sử dụng xịt phòng, thậm chí khi tắm nên bật quạt thông gió để không khí lưu thông dễ dàng.
-Nên đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). Trong thời gian này, dù con không bị lên cơn hen thì vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ.
-Những lúc trẻ đang bị lên cơn hen phế quản không được tắm cho trẻ, tránh cho trẻ chơi, ngồi hoặc bế trẻ ra nơi có gió lùa sẽ làm cho trẻ bị lạnh đột ngột, cơn hen sẽ tăng nặng hơn.
-Đối với trẻ lớn không nên làm cho trẻ buồn, lo lắng, chán nản. Khi trẻ lên cơn hen nặng, hen cấp tính (khó thở gấp, dữ dội, môi tím, không bú được, không khóc được, nói ngắt quãng hoặc không nói được…) cần khẩn trương đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tránh để xảy ra điều đáng tiếc.
Theo vnmedia