Bạn đã biết cách dùng thuốc an toàn cho trẻ?
Bên cạnh những tác dụng dược lý hữu ích trongđiều trị bệnh, hầu như bao giờ thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn. Nếu không thực hiện đúng cách thức sử dụng thuốc theo đơn, nhất là khi dùng thuốc tại gia đình, có thể gây tổn thương các bộ phận hoặc gây nguy hiểm cho cơ thể người dùng thuốc.
Bên cạnh những tác dụng dược lý hữu ích trongđiều trị bệnh, hầu như bao giờ thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn. Nếu không thực hiện đúng cách thức sử dụng thuốc theo đơn, nhất là khi dùng thuốc tại gia đình, có thể gây tổn thương các bộ phận hoặc gây nguy hiểm cho cơ thể người dùng thuốc.
Với trường hợp ngộ độc thuốc cấp tính, các triệu chứng xảy ra sau vài giờ đến vài ngày khi dùng thuốc. Bệnh nhân có các biểu hiện nặng, cấp tính như rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, suy gan); tổn thương da (nổi mẩn đỏ, bọng nước, trợt da); rối loạn hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn tri giác, suy thận, thậm chí tử vong. Nguyên nhân của ngộ độc cấp có thể do cố ý, hoặc vô ý uống nhầm thuốc.
Ngộ độc thuốc mạn tính xảy ra khi lượng thuốc tích lũy trong cơ thể từ từ, có thể hằng tháng. Nguyên nhân do sử dụng thuốc không đúng liều lượng, dùng kéo dài, không đảm bảo an toàn, hợp lý.
Dưới đây là những lời khuyên của DS. Nguyễn Thị Bích Nga khi cha mẹ dùng thuốc cho trẻ:
- Không dựa vào trí nhớ: Khi trẻ bệnh, trẻ có thể uống nhiều thuốc cùng một lúc. Bác sĩ và dược sĩ thường hướng dẫn phụ huynh thuốc nào dùng chung được, thuốc nào phải uống cách xa. Rồi có thuốc thì uống trước ăn, có thuốc lại uống sau ăn. Thuốc nào cần phải pha trộn trước khi chia liều, …. Vì vậy, khi con bị bệnh, các bậc cha mẹ không nên dựa vào trí nhớ, vì nếu nhớ nhầm gây hại cho sức khỏe của trẻ. Hãy ghi chép cẩn thận, cách này còn thuận lợi khi để ông bà, người giữ trẻ hay cô giáo cho trẻ uống thuốc.
- Hỏi rõ trước khi sử dụng cho trẻ: Nhiều bậc cha mẹ cho trẻ đi khám bệnh nhưng ngại không hỏi kỹ cách sử dụng thuốc cho trẻ nên khi ra khỏi bệnh viện mà vẫn không biết thuốc dùng ra sao. Thuốc nào cũng có công dụng và tác dụng phụ. Nếu dùng sai có thể không những không khỏi bệnh và khiến cho bệnh của trẻ nặng thêm.
- Tủ đựng thuốc riêng: Trong gia đình có trẻ nhỏ thì nên có tủ đựng thuốc riếng và tránh xa tầm với của trẻ và có ngăn riêng chứa thuốc cho trẻ để tránh nhầm lẫn. Có những thuốc dùng còn thừa như các gói, các viên giảm đau hạ sốt nên giữ lại hạn dùng để lần sau có thể dùng lại.
- Dụng cụ chia liều thích hợp: Dùng dụng cụ bẻ viên thuốc thì vệ sinh hơn là dùng dao, kéo. Dùng dụng cụ lường thuốc đi kèm với lọ thuốc thì chính xác hơn là những gì ta tìm được trong nhà bếp. Nếu thuốc không có dụng cụ chia liều đi kèm hoặc ta lỡ làm mất thì nên hỏi dược sĩ để tìm dụng cụ đo lường thuốc thích hợp.
- Ghi nhật ký dùng thuốc: Mỗi gia đình nên có một cuốn sổ ghi chép những thuốc trẻ dùng, tại sao trẻ dùng những thuốc này. Cách làm này hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ như cân nhắc có dùng tiếp hay thay đổi thuốc, tránh dùng các thuốc mà trẻ bị dị ứng trước đó.
- Uống thuốc đúng liều, đúng giờ: Để cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều, phụ huynh nên đặt chế độ thông báo qua điện thoại, đồng hồ.... Nên hỏi kỹ bác sĩ về giờ uống thuốc và thời điểm uống thuố.
- Không tự ý dừng thuốc: Nhiều bậc cha mẹ tự ý cho trẻ dừng thuốc bởi thấy xuất hiện một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tiêu chảy….hay khi cảm thấy trẻ gần như đã khỏi. Nếu cận thận thì cha mẹ nên hỏi bác sĩ trước khi dừng thuốc.
- Không để trẻ tự uống thuốc: Thường thì khi phụ huynh cảm thấy trẻ đủ lớn là để cho trẻ tự uống thuốc. Tuy nhiên một số trẻ có thể uống không đủ liều. Do vậy phụ huynh dù muốn cho trẻ tự lập nhưng vẫn phải dõi theo kiểm tra.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý bảo quản thuốc tránh hư hỏng, để trong chai lọ ghi rõ tên thuốc. Không tự ý chữa bệnh qua kiểu truyền miệng hoặc lấy đơn người khác sử dụng cho mình; không dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua đăng ký; đồng thời báo ngay cho bác sĩ khi có các triệu chứng khác thường.
Theo SKDS