Trong y học cổ truyền, nhung hươu có tên thuốc là lộc nhung, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, cường tinh, chữa suy nhược thần kinh, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, đau lưng, mồ hôi trộm...
Nhung hươu chứa 52,5% protid, 2,5% lipid, chất keo (keratin), 34% muối khoáng gồm canxi và amoni dưới dạng photphat, carbonat, sắt, magiê, chất đạm và một chất nội tiết tố (hormon) gọi là lộc nhung tinh.
Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid, tạo huyết, bổ tim... dùng chữa các chứng bệnh do thận dương không đủ, nam giới liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng, mỏi gối, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi, phụ nữ kinh nguyệt ra quá nhiều, chảy máu tử cung, bạch đới. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng; thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường; viêm phế quản, khạc đờm vàng; sốt, mắc bệnh truyền nhiễm; tăng huyết áp; đau thắt mạch vành có kèm huyết áp thấp, người có độ đông máu cao, người viêm thận nặng hoặc đang tả lỏng. Những người còn trẻ, sức khỏe bình thường dùng phải có chỉ định của bác sĩ.
Nhung hươu được dùng theo nhiều cách, dưới đây là sự phối hợp với các dược liệu, thực phẩm khác để tạo ra các món ăn vừa bổ dưỡng lại vừa có tác dụng chữa bệnh:
Nhung hươu nấu với nấm hương: nhung hươu 2g, nấm hương 150g, bắp cải 250g, rượu trắng 20g, mỡ lợn, gia vị, gừng, bột lọc, nước đủ dùng. Nhung hươu ngâm vào rượu trắng. Nấm hương ngâm nở, rửa sạch. Bắp cải thái nhỏ, rửa sạch. Cho nước, gia vị, rượu ngâm nhung hươu vào đun sôi, khi nước đặc cho bắp cải, nấm hương và cho một ít bột lọc đến khi sền sệt là dùng được. Món ăn này có tác dụng ôn thận, trợ dương.
Hoặc nhung hươu 30g, hạt tơ hồng 50g, hồi hương 15g, quả cật dê 1 đôi. Cật dê rửa sạch, nấu chín xay nhỏ. Các dược liệu trên nghiền nát, cho tất cả trộn đều làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên với rượu hâm nóng hoặc nước sôi pha muối.
Tim lợn hầm nhục thung dung, nhung hươu: tim lợn 200g, nhục thung dung 20g, nhung hươu 15g, rượu, gia vị, gừng đủ dùng. Tim lợn rửa sạch, thái miếng, chần qua nước sôi. Hai vị thuốc trên cho vào túi vải buộc kín. Cho tất cả các thứ trên vào nồi, đổ nước, hầm trong vòng 40 phút, sau đó nêm gia vị vào là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 lần. Những người bị suy tim, thận lạnh dẫn tới loãng tinh nên dùng món ăn này.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.