Âm đạo bị khô hoặc do kích ứng với dung dịch vệ sinh là hai (trong số nhiều) yếu tố khiến nữ giới đau rát và khó khăn trong quá trình ‘giao ban’.
Viêm nhiễm vùng kín
Nhiễm nấm âm đạo, bệnh trùng mảng uốn roi đuôi (trichomoniasis) thường xuất hiện bằng triệu chứng đau âm đạo. Chỉ cần đối tác chạm dương vật vào vùng kín, bạn đã thấy vùng kín có cảm giác nóng rát và như có kim châm.
Vùng kín bị kích ứng
Có khá nhiều sản phẩm gây kích ứng vùng kín, khiến vùng kín đau rát khi quan hệ như sau:
- Kem bôi diệt tinh trùng.
- Dị ứng với bao cao su, dung dịch vệ sinh phụ nữ, chất khử mùi, băng vệ sinh có mùi thơm hoặc nước xả vải.
- Liên tục thụt rửa âm đạo.
Khô âm đạo
Bình thường, vùng kín tiết nước đủ dùng cho mỗi lần “giao ban” nhưng cũng có khi, “cô bé” gặp khô hạn và khiến bạn bị đau nhói. Tình trạng thiếu chất dịch ở vùng kín có thể do những yếu tố sau:
- Người bạn đời “xâm nhập” quá nhanh tới mức chưa đủ thời gian cần thiết để kích thích “cổng thành” chảy nước.
- Tâm lý căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiết dịch ở âm đạo.
- Thay đổi hormone theo chu kỳ kinh nguyệt và mất cân bằng hormone ở phụ nữ sau sinh. Mất cân bằng hormone kéo theo hàm lượng estrogen giảm sút, khiến thành âm đạo trở nên khô rát.
Âm đạo chật khít
Thỉnh thoảng, điều này xảy ra khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc không đủ thoải mái khi “súng” chạm tới “cổng”. “Cô bé” không đủ diện tích cho quá trình “xâm nhập” cũng có thể do sử dụng dầu bôi trơn không phù hợp. Trong vài lần quan hệ đầu tiên, vùng âm đạo có cảm giác chật khít vì màng trinh chưa giãn rộng, gây đau trong suốt thời gian “giao ban”.
Một số trường hợp, phụ nữ phải đối mặt với chứng co thắt cơ âm đạo mạnh, không kiểm soát. Nhóm phụ nữ này mô tả những cơn co thắt nơi âm đạo rất mãnh liệt, không cố ý trong suốt quá trình quan hệ hoặc khi âm đạo có sự xâm nhập của một đồ vật như ngón tay hoặc băng vệ sinh dạng nút (tampon).
Đau âm vật
Âm vật là một trong những khu vực nhạy cảm nhất ở vùng kín. Chạm hoặc chà xát nhẹ vào âm vật có thể khiến một số chị em đẩy cao hưng phấn nhưng cũng có một số khác bị đau. Âm vật đau cũng có khi do vệ sinh kém, chất bài tiết (nước tiểu hoặc dịch âm đạo) bị tồn đọng dưới mô âm vật không được đẩy ra ngoài nên dẫn tới viêm, gây đau.
Đau xương chậu
Những cơn đau phía trên khung xương chậu có thể ảnh hưởng và gây gián đoạn quá trình “giao ban”.
(Theo Mẹ & Bé)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.