Nhớ trong truyện cổ tích nào đó hoàng hậu được vua yêu chiều vì thương vợ dịu dàng, tâm lý, biết tuân phục và chấp nhận chồng như vốn có. Vợ dám gì sửa chồng đầu, chỉ... dụ chồng cùng nhau gia công lại tí cho vung nồi hòa hợp thôi.
Bắt đầu từ nhà bếp. Lắm ông xem việc sẵn gạo đó vào nồi, sẵn thức ăn bày ra đĩa là chuyện vặt vãnh, góc đàn bà. Chồng không đến thế, cũng lắm khi tự mò vào nấu mì tôm, bắc nồi cơm, thậm chí trổ tài nấu món giả cầy... làm mẫu cho vợ. Nhưng tâm lý vẫn là "làm hộ" chứ không hiểu lòng bà xã mơ cảnh vợ chồng rúc rích sáng tác, chế biến món ăn dù đơn sơ mà ấp áp.
Nàng về muộn, chàng nấu canh cải chay theo cách dở luộc dở canh chả giống ai, nhưng nàng hăng hái vét đến giọt cuối cùng rồi dọn nụ cười dịu ngọt rủ rỉ: "Anh dạy cho em nấu món canh này với, ngon quá cơ". Chồng hơi lầu bầu chê vợ đoảng nhưng hôm sau liền vào bếp thao tác.
Cứ thế, hôm thì anh ơi, em tắm cho con, anh trông hộ nồi cá kho nhé, hôm khác lại anh rửa bát giùm vì em ngây ngấy cảm. Chả tốn bao nhiêu công huấn luyện mà phong độ đầu bếp của chồng lên hẳn, lại còn được con khen nhiều hơn cả vợ. Vợ phục chồng ra mặt, cấm có chê lấy nửa câu.
Khoản điện nước, máy móc thì vợ không dại gì như cô hàng xóm toàn vác toẹt ra hàng sửa với gọi thợ về như chả có chồng trong nhà ấy. Vợ cứ là tỏ ra yếu ớt lắm lắm khi đứt cầu chì điện, bếp gas hụt lửa hay máy giặt trục trặc. Chồng liền tỏ ra nam tính đầy mình, vác dụng cụ tháo thử, nối thử lập tức. Máy giặt đời mới, em cũng chả thạo đâu, nhờ anh chỉnh chức năng. Dần dà chồng tiện tay đảm nhiệm luôn việc giặt giũ phơi phóng.
Vụ chăm sóc con cái thì... "Chắc vì tay bố vững chãi nên được bố bế con ngủ ngon ơ kìa. Hóa ra anh giỏi thế mà em chả biết trước, bày cho em với!". Chồng thừa thắng xông lên cho con thơ nằm trên tay để tắm cùng ngon ơ luôn. Đến nỗi bạn vợ trêu: "Bà kiểm tra xem bố nó có... sẵn con ở đâu không mà đảm thế". Vợ chả hề chột dạ mà còn sướng rơn vì chồng rõ là quý con và thương vợ chứ không coi chỉ là máy đẻ.
Con lớn hơn một chút, nếp chia sẻ chăm sóc con cứ thế mở mang, có phân công phù hợp giữa hai vợ chồng. Anh đưa con đi thì em đón về vì tiện giờ tầm. Em bận họp cơ quan không chăm con ốm được thì anh xung phong nghỉ đỡ đôi buổi. Khi biết con trai lớn dậy thì, mẹ cầu cứu bố ứng cứu... Cứ thế, nàng chỉ vì khó mà nhờ chàng chứ tuyệt nhiên không bao giờ nghĩa là chàng "phải" làm, tuyệt nhiên không ra lệnh cho chàng. Ví như giờ học của con gần rồi thì mẹ nhờ con nhắc bố bố đưa đi, chứ mẹ chả bắt bố phải tắt tivi đang đá bóng đâu. Con mà hư, ừ thì tại mẹ, nhưng mẹ sẽ rủ bố cùng bàn xem có gì cùng khắc phục. Con cái là của chung, chẳng ai đi so bì việc anh cả.
Chồng không hề mang tiếng "rể khách" cũng vì hay đưa sang ít dưa, ít cả vợ tự muối biểu ông bà ngoại rồi cứ tò tò quen chân đưa con lên ông bà chơi suốt. Tiện thể nên ở bố vợ ván cờ, sửa cái cống thoát, đưa mẹ vợ đi chùa... Chả thế mà chồng được mẹ vợ quý quá thể, còn bày cho bí quyết... trị con gái bà. Nhà vợ thành đồng minh vững chắc của chồng, chả bù cho ngày đầu chồng mặc cảm vì phận trai làng lấy vợ phố.
Vì có chồng hỗ trợ việc nhà, vợ thong thả hẳn nên thi thoảng vẫn có thể trau chuốt áo áo quần quần cũng chồng đập dìu đây đó, thăm thú bạn bè chẳng hạn. Chồng chăm đưa vợ đến chơi nhà bạn vợ hơn cũng bởi vợ cùng cô bạn chí cốt ấy rủ nhau thông đồng, bày trận mồi non cho hai ông chồng uống bia giao hữu. Giờ đã thân thiết với các bạn của vợ, nên chồng chẳng nề hà chuyện đôi khi ở nhà chăm cho vợ đi đàn đúm bạn bè giải tỏa stress.
Là đàn ông nên chồng cũng đầy lúc mải mê bóng đá hay bia ngọt mà quên giờ về. Vợ tập nết lạt mềm mong buộc chặt, không siết thêm "gông" lên cổ chồng, cũng nhịn thói cằn nhằn nhi nữ thường tình mà chỉ buồn buồn ướt mi cho chồng hối hận, lo mà nịnh nọt làm lành. Sau đó còn lẳng lặng tìm hiểu vài miếng luật bóng đá, phân biệt được tiền vệ với lại hậu vệ... để kéo chồng về mà cùng xem và "bình loạn" trước cái tivi nhà mình. Có đi đâu về muộn chàng đã không dám quên gọi điện báo về, bởi biết vợ ở nhà vừa lo ngáy vừa vò võ chờ cơm chứ không đời nào chịu ăn trước.
Bà thím hỏi nhỏ, mày có nghe lời thím lúc đưa dâu về là ngồi ngay lên gối cưới để làm mẹo trị chồng không mà nó... ngoan thế? Hồi ấy rối quá có làm đâu. Chỉ có điều nhớ trong truyện cổ tích nào đó hoàng hậu được vua yêu chiều vì thương vợ dịu dàng, biết tuân phục và chấp nhận chồng như vốn có. Vợ dám gì sửa chồng, chỉ cùng chàng gia công lại tí cho vùng nồi hòa hợp thôi ạ. Xác định kiểu gì thì kiểu, chỉ mong con thuyền gia đình cân bằng, cùng nhau vui vẻ lèo lái cho nhịp nhàng, chứ không lẩn lướt, uốn nắn, kìm kẹp nhau đâu.
(Theo Mẹ & Bé)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.