Bao cao su còn được gọi là bao dương vật, túi cao su, capote (tiếng Pháp), hay condom (tiếng Anh), được dùng để giảm khả năng mang thai, rủi ro mắc các loại bệnh lây lan qua đường tình dục (STI), nhất là bệnh lậu, giang mai và HIV. Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) thì 9 sai lầm dưới đây được xem là dễ mắc khi sử dụng bao cao su.
1. Dùng sai kích thước
Mặc dù rất rẻ, có sẵn nhưng nhiều người không tìm hiểu kỹ, mua đại về dùng, không sử dụng đúng kích thước giống như đi giày dép, nên gây khó chịu, giảm khoái cảm và đôi khi mất an toàn, dễ bị mang thai hoặc lan truyền các loại bệnh nan y, nguy hiểm.
2. Đựng bao cao su trong ví
Sai lầm của nhiều người là đựng bao cao su trong ví, quá trình cọ xát, nhiệt và áp lựuc làm giảm chất lượng và gây rách bao. Bảo quản bao cao su giống như bảo vệ găng tay mỏng, nếu nhiệt độ quá cao, ma sát lớn có thể làm giảm chất lượng. Nên được lưu giữ ở nơi khô ráo, mát và tránh va đập, cọ sát.
3. Sử dụng bao cao su hết hạn
Giống như dùng thuốc chữa bệnh, nếu bao cao su hết hạn (hay hết date) sẽ không đảm bảo an toàn. Vì vậy nên dùng khi bao còn hạn ghi bên ngoài bao bì bởi đây là vật dụng không đến nỗi đắt, thậm chí còn được dùng miễn phí.
4. Dùng răng để mở bao
Đây là thói quen nhiều người mắc phải. Rất nguy hiểm, có thể gây rách bao. Chất bôi trơn là hóa chất không có lợi cho sức khỏe răng miệng. Nên nhìn kỹ vị trí mở đã được ghi rõ trên mép bao, chỉ cần dùng hai tay kéo mạnh ra là được.
5. “Mặc áo” sai
Đây là thao tác rất đơn giản nhưng nhiều người không để ý hoặc do xấu hổ nên “mặc áo sai”. Lộn trong ra ngoài hoặc mặc không đủ sâu, khi hoạt động tình dục làm rơi bao hoặc không phát huy tác dụng bảo vệ. Đôi khi lại quá chặt, có quá nhiều không khí bên trong, bao bị cuộn tròn hoặc đang làm việc bao bị rơi.
6. Không biết cách đeo bao
Rất đa dạng như đeo bao cho qua chuyện, đi bao không đúng thời điểm (lúc dương vật ở trạng thái bình thường), quá chật, quá rộng, chứa quá nhiều khí bên trong, đi ngược chiều... Theo thống kê có tới 30% số người dùng đeo bao sai, kể cả vô tình lẫn hữu ý.
7. Tự tiện dùng dịch bôi trơn
Thực tế thì bao cao su đã được bôi trơn và chịu được ma sát, tuy nhiên có trường hợp người trong cuộc lại cần bôi trơn bổ sung. Có trường hợp lại dùng chất bôi trơn không hợp cách, thậm chí dùng cả mỡ, hoặc dầu thực vật và bôi không đều. Nếu dùng sai chất bôi trơn sẽ gây hỏng bao hoặc làm mất độ nhờn của bao và gia tăng mầm bệnh cho con người.
8. Đi bao quá muộn
Mục đích chính của việc dùng bao cao su là để hạn chế nguy cơ mang thai và lan truyền các loại bệnh lây lan qua đường tình dục nhưng vẫn đảm bảo khoái cảm. Thế nhưng có người lại dùng bao quá trễ, thậm chí đang “tác nghiệp” mới nhớ đến bao. Theo thăm dò, có từ 17 và 50% số đàn ông chờ đến khi xuất tinh mới đi bao. Thời điểm đi bao hợp lý nhất là trước khi quan hệ tình dục.
9. Sử dụng lại bao cũ
Nhiều người tiết kiệm dùng đi dùng lại bao cao su nhiều lần. Đây là sai lầm số 1, vô tình làm mất tác dụng của bao cao su. Theo thống kê, có từ 1,4 - 3,3% sử dụng lại bao cao su 1 lần và 1,5% dùng lại trên một lần. Ngoài các yếu tố mất vệ sinh, không an toàn thì việc làm này còn làm tăng bệnh, nhất là khi dùng cho nhiều người. Vì lý do này mà mọi người nên có kiến thức tối hiểu, chỉ dùng bao cao su một lần và cho 1 người duy nhất, không tái sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.