Vitamin D thiếu hụt trong thời kỳ mang thai, không những đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người mẹ mà còn là nguyên nhân cho hàng loạt các hiểm họa về tương lai cho trẻ...
Trên thế giới, ngay cả các nước gần xích đạo (nơi có nhiều ánh sáng mặt trời), tỉ lệ thiếu vitamin D vẫn tồn tại và ước tính khoảng 1 tỉ người bị thiếu vitamin D.
Khi có thai, người mẹ bị thiếu vitamin D sẽ là nguyên nhân trẻ bị thiếu vitamin D, còi xương ngay từ trong bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Những ảnh hưởng đến sự phát triển của con
- Tăng tỉ lệ sinh non (thậm chí tới 50 lần), tăng tỉ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân.
- Rối loạn phát triển xương và răng dẫn tới chậm phát triển xương biến dạng xương, sâu răng sau này.
- Chậm phát triển thể chất, trẻ dễ bị còi xương, thấp còi ảnh hưởng đến đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ.
- Tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng như: hô hấp và hen; ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của thai nhi, của trẻ sơ sinh cho tới tuổi trưởng thành.
- Rối loạn sức khỏe tâm thần như: gia tăng bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt và chậm phát triển trí tuệ.
- Các cơn co giật.
- Các rối loạn bẩm sinh.
Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị còi xương:
Trẻ có thóp rộng 4 - 5cm trở lên, các mảnh xương sọ không khít với nhau do bờ rìa chưa vôi hóa, ấn lõm hộp sọ. Trẻ có tình trạng hạ canxi máu, hay khóc cơn (khóc dạ đề).
Những ảnh hưởng khi mẹ bị thiếu vitamin D
- Gia tăng gấp 5 lần tiền sản giật.
- Gia tăng một số bệnh như: cao huyết áp, ung thư, đái tháo đường, béo phì, trầm cảm, tâm thần sau đẻ…
- Tăng tỉ lệ mổ đẻ.
- Đái tháo đường trong thai kỳ tăng gấp 3 lần.
- Nhiễm khuẩn âm đạo tăng gấp 2 lần.
Biểu hiện của thiếu vitamin D ở người mẹ:
- Thông thường là kín đáo và khó phát hiện. Đau do co cứng cơ (chuột rút) đau lưng, đau xương cổ tay, nhức mỏi xương…
- Xét nghiệm vitamin D trong máu thấp.
Nguyên nhân thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của người mẹ và thai nhi.
- Thiếu vitamin D là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của người mẹ và thai nhi.
- Bữa ăn thiếu dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin D.
- Người phụ nữ không được tư vấn sử dụng vitamin D trước, trong thai kỳ.
- Không tắm nắng thường xuyên đầy đủ.
Thiếu vitamin D làm tăng tỉ lệ mổ đẻ.
Cần phải làm gì?
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu vitamin D, còi xương thì người phụ nữ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày. Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu canxi cho phụ nữ từ 19 - 49 tuổi là 1.000mg/ngày, phụ nữ mang thai là 1.200mg/ngày. Nhu cầu vitamin D cho phụ nữ từ 19 - 50 tuổi và phụ nữ mang thai là 5mcg/ngày. Giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D cho thai nhi, người phụ nữ cần:
- Người phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày, thời gian mỗi ngày 15 - 20 phút.
- Những ngày không có nắng phải uống vitamin D, với liều là 1.000 đơn vị/ ngày.
- Bữa ăn hàng ngày cần ăn những thức ăn giàu canxi như: cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh thẫm và có dầu hoặc mỡ.
Nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai là 1.200 mg/ngày
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.