Bạn đã thực sự bước vào giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ: cơ thể bạn sẽ ngày càng nặng nề hơn, đồng thời hệ thống cơ quan của bé cũng hoàn thiện hơn nhiều.
Tuần thứ 25
Đây là tuần cuối cùng của 3 tháng giữa thai kỳ, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách đang chờ bạn phía trước. Bụng của bạn đã khá lớn, việc di chuyển đã vất vả hơn trước nhiều. Khi em bé chuyển động trong bụng, bạn có thể cảm nhận rõ rệt những cơn đau dưới xương sườn hoặc bụng dưới. Bạn có thể hay cảm thấy khô mắt, hãy chú ý nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên nhé.
Ở tuần thai này, túi nước ối ngày càng trở nên chật chội và điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé cử động nhiều hơn. Em bé ở giai đoạn này cũng đã nặng và dài hơn trước rất nhiều: nặng 600-700g, chiều dài khoảng 32 cm. Đồng thời, tóc của bé đã bắt đầu mọc.
Tuần thứ 26
Bạn đã thực sự bước vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Ở chặng đua cuối cùng này, cơ thể bạn sẽ ngày càng nặng nề hơn. Thông thường, ở tháng thứ 7, bạn sẽ tăng đều đặn 0.5kg/ tuần.
Các tế báo thần kinh trong não bé có sự kết nối và phối hợp tương đối nhịp nhàng. Bé đã biết mở mắt và nhắm mắt. Nếu bạn chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu theo, vì thị lực của bé đã phát triển. Các chất béo được hình thành dưới da của bé khiến da không còn nhăn nheo nhiều như trước nữa.
Tuần thứ 27
Bạn có thể cảm thấy khó ngủ vì bé cử động khá nhiều trong thời điểm này. Việc khó ngủ còn do chiếc bụng quá cỡ, khiến bạn khó xoay người khi ngủ và phải nằm cố định một chỗ, tư thế nằm không được thoải mái. Hãy thư giãn và tắm với nước ấm (tuyệt đối không được tắm nước nóng), bạn sẽ thấy dễ chịu, dễ ngủ hơn nhiều đấy.
Thai nhi lúc này đã có chiều dài khoảng 34cm và nặng gần 850gram. Bây giờ, phổi có thể vận hành đúng chức năng của mình, mặc dù vẫn còn non. Dù nằm hoàn toàn trong nước ối nhưng bé cũng đã bắt đầu tập thở và có những hơi thở ngắn. Thật tuyệt vời là bé đã có thể cảm nhận được cảm xúc của người mẹ và phản ứng lại bằng những cử động mạnh.
Tuần thứ 28
Bé đang bắt đầu có xu hướng thức - ngủ đều đặn hơn. Việc tập thở, ngáp, và nuốt nước ối cũng theo một chu kì rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cuộc sống của bạn thì ngược lại, có vẻ đơn điệu hơn. Bạn đã bắt đầu nghỉ thai sản nhưng đừng vì thế mà tách biệt với xã hội. Hãy cứ trò chuyện với bạn bè hay những người đồng nghiệp thân thiết của mình qua điện thoại hoạc email nhé!
Da bé đỏ và nhăn nheo nhưng mỡ đã dần tích dưới da để giữ ấm cho cơ thể khi bé chào đời sau này. Não bé cũng hình thành thêm hàng triệu tế bào mới. Có một điều khá lý thú thể hiện sự phát triển đáng kể về bộ phận tư duy của não bé trong giai đoạn này là: một thai nhi 7 tháng tuổi có thể biết đau và phản ứng rất giống bé được sinh đủ tháng đủ ngày. Điều này là một tín hiệu đáng mừng cho những bà mẹ có con bị sinh non.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.